Ngày 23/10/2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau, tòa cấp phúc thẩm đã đưa ra xét xử công khai vụ án dân sự “Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại”.
Nguyên đơn là bà Hà Tú Trinh, giáo viên của Trường trung học cơ sở Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau và bị đơn là ông Võ Văn Tính – trước đây là Phó Hiệu trưởng của nhà trường (hiện đã xuống làm giáo viên của trường này).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phiên tòa này, hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã nhận định: Trong quyết định kỷ luật bà Trinh, ông Võ Văn Tính đã nhân danh Hiệu trưởng của Trường trung học cơ sở Phong Điền kỷ luật cảnh cáo, đáng lý ra cần thể hiện chữ nhân danh Hiệu trưởng hay người được phân công phụ trách ở cuối văn bản.
Trích bản án của tòa cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về vụ của cô Hà Tú Trinh (ảnh: P.L) |
Thế nhưng ông Tính lại chỉ ghi Phó Hiệu trưởng, là sai sót trong cách trình bày văn bản, nhưng không đảo ngược lại sự thật tại thời điểm ký.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ lập luận, quyết định kỷ luật cảnh cáo bà Trinh đã tồn tại trong gần 6 tháng, gây tổn hại đến tinh thần của bà Trinh. Lập luận này của bà Trinh cũng trái với bản án sơ thẩm, do án sơ thẩm xác định quyết định này bị hủy, nên thiệt hại thực tế là chưa xảy ra.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã cho rằng, lập luận của Luật sư Lễ về nội dung này là có căn cứ.
Chính vì vậy, dù cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Hà Tú Trinh, nhưng cấp phúc thẩm vẫn ghi nhận, điều chỉnh lại nhận định của án sơ thẩm, xác định thiệt hại tinh thần của bà Hà Tú Trinh từ hậu quả quyết định kỷ luật cảnh cáo là có thật.
Tuy nhiên, sau này, nếu đương sự có yêu cầu, thì cần phải được xem xét, xác định lỗi của các bên liên quan để làm căn cứ xử lý vụ việc cho phù hợp.