Ngày thứ 3 sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ngôi nhà riêng nơi gắn với những năm tháng cuối đời của Đại tướng vẫn chật kín người dân đến viếng thăm. Hàng vạn đồng bào vẫn trắng đêm, đội nắng xếp hàng từ 2, 3 giờ sáng trước nhà Đại tướng để kiên nhẫn chờ đến lượt vào thăm viếng. Nhiều người mang hoa, di ảnh, sách, thơ... đến để tưởng nhớ vị Đại tướng mà họ vô cùng kính yêu.
Và còn nhiều cá nhân, gia đình, nhiều tổ chức, đơn vị trên khắp cả nước đã, đang và sẽ còn lập bàn thờ, đền thờ để thể hiện lòng tri ân sâu sắc với Đại tướng.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam nhìn nhận, đây là một điều rất bình thường không có gì lạ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
“Trước Đại tướng hơn 700 năm trước, người dân đã lập bàn thờ, đền thờ tạc tượng thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo – PV). Thậm chí có thông tin vì cảm phục tài năng công lao của Hưng Đạo Vương, người dân còn lập đền thờ ngay khi ông còn sống”, GS Ngô Đức Thịnh nói. Khi đó vua Trần còn lập bài vị, tạc tượng để thắp hương tưởng nhớ Trần Hưng Đạo và dân gian gọi ông là Đức Thánh Trần.
Cũng như việc lập bàn thờ Đức Thánh Trần, theo GS Ngô Đức Thịnh, người dân lập bàn thờ Bác Hồ hay đã, đang và sẽ lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem như quy luật trong văn hóa tín ngưỡng, thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với những nhân vật có công lao to lớn với đất nước.
Như người ta nói “sinh vi tướng – tử vi thần”, có nghĩa là lúc sinh sống trên đời là người có công lao đóng góp cho đất nước và khi mất thì người dân tin người đó sẽ trở thành vị thần). Trong tín ngưỡng dân gian, người dân luôn coi những vị anh hùng, người có công với đất nước dù mất đi nhưng vong linh, anh linh của người đó vẫn tồn tại, phù giúp cho đất nước, cho nhân dân.
Nét văn hóa tín ngưỡng này không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước phương Đông, nhưng ở Việt Nam, nét văn hóa này thể hiện rõ hơn cả. “Vì vậy theo tôi việc người dân tỏ lòng kính trọng biết ơn Đại tướng mà lập bàn thờ là điều dễ hiểu. Với công lao to lớn với đất nước, với nhân dân Đại tướng xứng đáng được nhân dân tôn thờ”, GS Ngô Đức Thịnh nhận định.
Cũng nói đến nét văn hóa tâm linh thờ những vị anh hùng có công lao với đất nước trong văn hóa dân gian của người Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Đây cũng là bài học cho những người còn sống, cái cuối cùng cuộc đời một con người để lại không phải là vị trí cao nhất hay không phải giầu sang phú quý nhưng được người dân tôn thờ, kính phục mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn”.
Và còn nhiều cá nhân, gia đình, nhiều tổ chức, đơn vị trên khắp cả nước đã, đang và sẽ còn lập bàn thờ, đền thờ để thể hiện lòng tri ân sâu sắc với Đại tướng.
Với người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng của dân tộc. |
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam nhìn nhận, đây là một điều rất bình thường không có gì lạ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
“Trước Đại tướng hơn 700 năm trước, người dân đã lập bàn thờ, đền thờ tạc tượng thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo – PV). Thậm chí có thông tin vì cảm phục tài năng công lao của Hưng Đạo Vương, người dân còn lập đền thờ ngay khi ông còn sống”, GS Ngô Đức Thịnh nói. Khi đó vua Trần còn lập bài vị, tạc tượng để thắp hương tưởng nhớ Trần Hưng Đạo và dân gian gọi ông là Đức Thánh Trần.
Cũng như việc lập bàn thờ Đức Thánh Trần, theo GS Ngô Đức Thịnh, người dân lập bàn thờ Bác Hồ hay đã, đang và sẽ lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem như quy luật trong văn hóa tín ngưỡng, thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với những nhân vật có công lao to lớn với đất nước.
GS Ngô Đức Thịnh nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam |
Như người ta nói “sinh vi tướng – tử vi thần”, có nghĩa là lúc sinh sống trên đời là người có công lao đóng góp cho đất nước và khi mất thì người dân tin người đó sẽ trở thành vị thần). Trong tín ngưỡng dân gian, người dân luôn coi những vị anh hùng, người có công với đất nước dù mất đi nhưng vong linh, anh linh của người đó vẫn tồn tại, phù giúp cho đất nước, cho nhân dân.
Nét văn hóa tín ngưỡng này không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước phương Đông, nhưng ở Việt Nam, nét văn hóa này thể hiện rõ hơn cả. “Vì vậy theo tôi việc người dân tỏ lòng kính trọng biết ơn Đại tướng mà lập bàn thờ là điều dễ hiểu. Với công lao to lớn với đất nước, với nhân dân Đại tướng xứng đáng được nhân dân tôn thờ”, GS Ngô Đức Thịnh nhận định.
Cũng nói đến nét văn hóa tâm linh thờ những vị anh hùng có công lao với đất nước trong văn hóa dân gian của người Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Đây cũng là bài học cho những người còn sống, cái cuối cùng cuộc đời một con người để lại không phải là vị trí cao nhất hay không phải giầu sang phú quý nhưng được người dân tôn thờ, kính phục mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn”.
Hoàng Lực