Ký hợp đồng với nhà giáo, đừng theo kiểu 'cơm, rượu, tình cảm'

27/07/2017 07:45
THỤY DU - LÊ HỮU
(GDVN) - "Chúng tôi thiết tha mong lãnh đạo tỉnh có cái nhìn thấu đáo, đặt mình vào vị trí của lao động để thấu hiểu hoàn cảnh và có cách giải quyết hợp lý, hợp tình".

Phân cấp triệt để dễ dẫn đến lạm quyền?

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, nguyên nhân khách quan của tình trạng thừa, thiếu lao động trong ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tại một số huyện trên địa bàn tỉnh là do tác động từ việc tăng, giảm dân số cơ học, số lượng học sinh các cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở giảm mạnh những năm trước đây.

Do đó xảy ra tình trạng thừa giáo viên, đặc biệt là giáo viên Trung học cơ sở.

Trong những năm gần đây, số lượng học sinh Mầm non, Tiểu học tăng, tuy nhiên biên chế giáo viên hàng năm không được giao bổ sung hoặc sắp xếp điều chuyển giáo viên từ Trung học cơ sở xuống bậc Tiểu học hoặc Mầm non chưa được nhiều.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường chuẩn quốc gia bậc Tiểu học, học 2 buổi/ngày thì định mức là 1,5 giáo viên/lớp, nhưng hầu hết các huyện chỉ được giao định mức biên chế là 1,2 giáo viên/lớp.

Hàng năm, giáo viên nghỉ hưu và chuyển công tác không đồng đều giữa các bộ môn bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nên dẫn đến thừa, thiếu về cơ cấu bộ môn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do việc chấp hành, thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa của một số huyện, thị xã, thành phố chưa nghiêm túc.

Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại huyện Yên Định. Ảnh: Thụy Du.
Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại huyện Yên Định. Ảnh: Thụy Du.

Đặc biệt, một số nơi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trước khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đã vi phạm trong việc tuyển dụng và hợp đồng giáo viên không đúng quy định, không báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Một số địa phương thực hiện bố trí học sinh/lớp chưa đủ định mức theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Vì vậy việc giao chỉ tiêu biên chế chưa phù hợp với số lớp thực tế của các huyện, dẫn đến tình trang thiếu giáo viên.

Nhiều đơn vị báo cáo Ủy tỉnh ban nhân dân về số lượng học sinh, số lớp và nhu cầu biên chế chưa chính xác, gây khó khăn cho các cơ quan tham mưu.

Hàng năm, theo phân cấp tại quyết định số 685/2007/QĐ-UBND, Sở Nội vụ chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế từng năm cho phù hợp với thực tế biến động về số lớp, số học sinh.

Chưa phát hiện kịp thời và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân vi phạm trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Cũng theo phân cấp tại quyết định 685 thì nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Vì vậy, phần lớn các huyện đều giao thẩm quyền cho

Ký hợp đồng với nhà giáo, đừng theo kiểu 'cơm, rượu, tình cảm' ảnh 2

Giám đốc Sở không có quyền phán xử, bất lực nhìn giáo viên bị đẩy ra đường

Phòng Nội vụ là đơn vị chủ trì trong việc tham mưu tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức sự nghiệp giáo dục thuộc khối huyện.

Trách nhiệm để xảy ra tình trạng nêu trên trước hết thuộc về Ủy ban nhân dân các huyện theo phân công, phân cấp quản lý tại quyết định 685 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ chưa sát sao trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện biên chế của các huyện; chưa tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm trong công tác tuyển dụng, hợp đồng giáo viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện.

Việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục chưa phù hợp với thực tế của các địa phương trong nhiều năm, dẫn tới các cơ sở gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

Hệ lụy của vấn đề trên dẫn tới việc tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa như: huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy, Như Thanh..., đã có hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính tại các đơn vị, trường học bị dừng hợp đồng lao động vì ký hợp đồng sai quy định.

Trong đó có nhiều giáo viên, nhân viên hành chính đã có thời gian công tác hàng chục năm.

Giáo viên lo lắng có tiêu cực khi tuyển dụng

Cũng mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số văn bản (văn bản số 1100/2017/QĐ-UBND, ngày 12/4/2017 quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biến chế và cán cán bộ công chức viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý) liên quan tới vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là trong việc tuyển dụng và hợp đồng giáo viên, nhân viên hành chính.

Theo đó, khi các đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyển dụng giáo viên, nhân viên hành chính đều phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Giáo dục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan thực hiện việc thẩm định, xây dựng cơ chế, chính sách trong việc tuyển dụng...

Đáng chú ý, trong đợt xét tuyển này, tỉnh Thanh Hóa ưu tiên cho những giáo viên đang hợp đồng nhưng không thuộc chỉ tiêu biên chế, hoặc những giáo viên mà các địa phương đã cho thôi hợp đồng lao động trước đây.

Bà Ngô Thị Hoa - Cựu Chủ tịch huyện Yên Định (áo đỏ, bên phải) bị kỷ luật cảnh cáo vì tuyển dụng sai nhiều lao động trong ngành giáo dục (ảnh đăng trên Báo Thanh tra Chính phủ).
Bà Ngô Thị Hoa - Cựu Chủ tịch huyện Yên Định (áo đỏ, bên phải) bị kỷ luật cảnh cáo vì tuyển dụng sai nhiều lao động trong ngành giáo dục (ảnh đăng trên Báo Thanh tra Chính phủ).

Quy định là vậy, tuy nhiên nhiều giáo viên lo ngại rằng, việc việc tuyển dụng này rất dễ nảy sinh tiêu cực, bởi trước đó không ít các trường hợp được ký hợp đồng theo dạng "cơm, rượu, tình cảm".

"Chúng tôi hầu hết là những người có thâm niên công tác trong ngành giáo dục bỗng dưng bị chấm dứt hợp đồng, trong khi đó vị trí việc làm tại cơ sở giáo dục đang còn thiếu.

Bây giờ huyện lại đề nghị tỉnh cho phép tuyển dụng,

Ký hợp đồng với nhà giáo, đừng theo kiểu 'cơm, rượu, tình cảm' ảnh 4

Giám đốc Sở không có quyền phán xử, bất lực nhìn giáo viên bị đẩy ra đường

đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng tuyển, là điều không phù hợp, không công bằng đối với những người đã cống hiến, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành giáo dục.

Trong khi đó, trách nhiệm quản lý của một số lãnh đạo huyện trong việc tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng sai trái này chưa hề bị xử lý.

Ai có thể đảm bảo rằng việc tuyển dụng không có chuyện tiền nong...?", một lao động bị chấm dứt hợp đồng (đề nghị không nêu tên) tại cơ sở giáo dục Mầm non huyện Như Thanh bức xúc.

Một số lao động khác thì cho rằng, nếu có việc ưu tiên những người bị chấm dứt hợp đồng thì cần đưa ra tiêu chí cụ thể, đồng thời phải có sự kiểm tra giám sát trong quá trình tuyển dụng.

"Ví dụ, họ ưu tiên tuyển giáo viên bị chấm dứt hợp đồng, có thâm niên công tác, nhưng lại đưa ra tiêu chí có bằng đại  học loại giỏi chẳng hạn thì những người thuộc thế hệ cũ chúng tôi sẽ bị loại gần hết hết. Đó không phải là ưu tiên mà là đuổi chúng tôi ra khỏi ngành giáo dục.

Do đó, việc ưu tiên phải đồng nghĩa với việc thực hiện tuyển dụng lại đối với những người bị chấm dứt hợp đồng, trong phạm vi (hẹp) nhất định.

Chúng tôi thiết tha mong các cấp lãnh đạo có cái nhìn thấu đáo, đặt mình vào vị trí của lao động để thấu hiểu cho hoàn cảnh và có cách giải quyết hợp tình, hợp lý, hợp tình nhất", một lao động khác chia sẻ.

Rõ ràng, những lo lắng, đề nghị trên của các lao động công tác trong ngành giáo dục Thanh Hóa là có cơ sở và cần được xem xét một cách thấu tình đạt lý.

Nên ưu tiên tuyển dụng thế nào?

Hôm 21/7, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho rằng, việc tỉnh Thanh Hóa chủ trương ưu tiên tuyển dụng số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại một số huyện là điều hợp lý, mang tính nhân văn.

"Cá nhân tôi cho rằng, trong quá trình tuyển dụng hợp đồng, cần đưa ra tiêu chí ưu tiên chọn những giáo viên, nhân viên hành chính có thâm niên hợp đồng lâu năm (những người từng bị chấm dứt hợp đồng) đưa vào hợp đồng trước. 

Hoặc nếu xét tiêu chí tuyển dụng theo giới tính thì ưu tiên nữ giới vì trong số họ, nhiều người còn phải nuôi con nhỏ...

Còn cụ thể tiêu chí xét tuyển như thế nào thì cần có kế hoạch chi tiết. Lần này, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ không đứng ngoài cuộc nữa.

Chúng tôi sẽ tham gia trực tiếp vào công tác thẩm định biên chế, số lượng, chỉ tiêu, cơ cấu chủng loại để đảm bảo tính công bằng khách quan trong tuyển dụng", bà Hằng cam kết.

Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Ảnh: Thụy Du.
Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Ảnh: Thụy Du.

Theo bà Hằng, để việc tuyển dụng diễn ra đảm bảo sự khách quan công bằng, "phải phải đặt việc giám sát tuyển dụng lên hàng đầu".

"Tôi nghĩ lần này sẽ không thể xảy ra câu chuyện tiêu cực trong tuyển dụng. Bởi, tất cả kế hoạch tuyển dụng đều được Sở Giáo dục, Nội vụ, Tài chính thẩm định và thể hiện rõ những tiêu chí, số lương tuyển dụng, đồng thời công khai minh bạch cho nhân dân được biết và giám sát.

Tại văn bản số 1100/2017/QĐ-UBND, ngày 12/4/2017 quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biến chế và cán cán bộ công chức viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý, đã có hẳn một chương quy định về việc thanh tra, kiểm tra, giám sát kỷ luật đối với đơn vị tập thể, cá nhân làm sai. 

Tôi tin với các văn bản quy định chặt chẽ việc tuyển dụng, cùng với việc lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa từng kỷ luật hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ vi phạm trong tuyển dụng, thì cấp có thẩm quyền trong việc tuyển dụng lần này sẽ không ai dám làm sai", bà Hằng nhận định.

THỤY DU - LÊ HỮU