Trường vi phạm nguyên tắc tài chính hàng trăm triệu đồng
Trong đơn kiến nghị gửi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, một số cán bộ, giáo viên trường trung học cơ sở Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) phản ánh việc lãnh đạo nhà trường có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tài chính, thu chi sai quy định, số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, năm học 2015-2016.
Các bằng chứng mà phóng viên Báo Điện tử giáo dục
Hiệu trưởng bị đình chỉ bất ngờ xin ra khỏi ngành để “an toàn cho bọn trẻ” |
Việt Nam đã xác minh được cho thấy, một số nội dung phản ánh trên là có cơ sở.
Cụ thể, ngày 23/9/2015 trường trung học cơ sở Vân Nội đã dùng số tiền 300 triệu đồng trong tổng số tiền do phụ huynh đóng góp đầu năm, để gửi vào Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh huyện Đông Anh.
Số tiền trên được bà Nguyễn Thu Hiền - kế toán nhà trường gửi vào ngân hàng hồi 11 giờ 42 phút bằng số tài khoản 21410000907172, thay vì chuyển vào kho bạc theo quy định.
Một số ý kiến cho rằng, đây là hành vi có dấu hiệu mưu lợi cá nhân của lãnh đạo nhà trường.
Ông Nguyễn Thế Mỹ - Hiệu trưởng trưởng trung học cơ sở Vân Nội trong cuộc trao đổi với phóng viên. Ảnh Hữu Chí. |
Bên cạnh đó, trường trung học cơ sở này còn bị tố cáo có dấu hiệu chi sai cả chục triệu đồng cho giáo viên, nhân viên nghỉ thai sản.
Cụ thể, theo phản ánh, bà Nguyễn Thu Hiền (kế toán) và bà Chử Thị Mai Thuý (giáo viên) là đối tượng được nghỉ chế độ thai sản, nhưng bà Hiền làm song song cùng một lúc hai chế độ cho hai người (vừa hưởng lương ngân sách vừa hưởng chế độ thai sản theo bảo hiểm xã hội).
Tuy nhiên, bà Hiền, kế toán nhà trường chỉ chi trả cho cô Chử Thị Mai Thúy tiền chế độ thai sản theo chế độ bảo hiểm xã hội, còn số tiền lương cả chục triệu đồng có dấu hiệu lập khống, không hiểu đã được sử dụng vào mục đích gì?
Lãnh đạo trường trung học cơ sở Vân Nội cũng được cho là tự ý lập danh sách học sinh nghèo. Thực hiện chi trả chế độ chính sách (hỗ trợ chi phí học tập) sai đối tượng.
Đáng chú ý trong, một số giáo viên có con em theo học tại trường cũng nằm trong diện miễn giảm học phí dù họ không thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định của nhà nước theo quy định.
Sự việc gây nhiều bức xúc cho phụ huynh, giáo viên nhà trường.
"Trường học là nơi để giảng dạy và giáo dục học sinh. Là nơi mà nhân cách người thầy trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo và học tập.
Chúng tôi tha thiết kính mong các lãnh đạo vào cuộc để làm rõ mọi thắc mắc của chúng tôi, để môi trường giáo dục thực sự xứng đáng là nơi gieo mầm xanh tương lai", một giáo viên (đề nghị giấu tên) nói.
Hiệu trưởng nói “do bị trả thù cá nhân”
Trước những phản ánh nêu trên, hôm 21/9, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Thế Mỹ - Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Vân Nội thừa nhận những vi phạm về nguyên tắc tài chính trong quá trình quản lý, điều hành.
Tuy nhiên, ông Mỹ cho rằng, những thông tin nói trên bị lộ, lọt ra ngoài là do ông “bị trả thù cá nhân”.
Lý giải về việc lãnh đạo nhà trường chỉ đạo gửi 300 triệu đồng tiền đóng góp của phụ huynh vào ngân hàng, ông Mỹ thừa nhận làm sai nguyên tắc tài chính, nhưng bao biện rằng, đây là cách để giữ an toàn số tiền thu được, chứ không có ý biển thủ công quỹ.
“Số tiền nhà trường thu được từ phụ huynh nếu để ở két nhà trường thì không an toàn, nên chúng tôi phải gửi ngân hàng. Bản thân bảo vệ cũng không dám ngủ trên phòng để giữ tiền, mặc dù số tiền chỉ vài trăm triệu.
Mặt khác, vì số tiền thu của phụ huynh cũng chưa được tách riêng biệt từng khoản, nên chúng tôi phải tạm gửi vào ngân hàng, thay vì gửi kho bạc.
Sau đó nhà trường đã rút trả lại quỹ trường”, ông Mỹ nói nhưng không đưa ra được bằng chứng để khẳng định số tiền 300 triệu đã được nhập quỹ trở lại và chi tiêu đúng theo đúng nguyên tắc tài chính.
Khuôn viên trường trung học cơ sở Vân Nội. Ảnh: Hữu Chí. |
Ông Mỹ cũng thừa nhận việc lập danh sách, thực hiện miễn giảm,hỗ trợ sai đối tượng được thụ hưởng chế độ chính sách (hỗ trợ chi phí học tập sai đối tượng), trong đó con em giáo viên trong nhà trường.
Giải đáp vấn đề này, hiệu trưởng nhà trường cho rằng, đây là việc làm nhân văn nhằm giúp giáo viên gắn bó lâu dài với trường, lớp.
“Tôi chỉ muốn rằng, để giáo viên gắn bó lâu dài với nhà trường thì cần ưu tiên miễn giảm cho con em họ. Nhưng do sự bất đồng quan điểm nên họ phản ứng. Thật ra tôi không đáng bị như thế (bị kiểm điểm – PV)", ông Mỹ than vãn.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện sự việc, lãnh đạo huyện
Hiệu trưởng bị đình chỉ bất ngờ xin ra khỏi ngành để “an toàn cho bọn trẻ” |
Đông Anh đã yêu cầu lãnh đạo nhà trường truy thu lại số tiền hơn 14 triệu đồng chi sai đối tượng.
Về việc giáo viên, nhân viên hành chính nghỉ chế độ thai sản nhưng cùng một lúc hưởng cả hai chế độ (lương, chế độ thai sản theo bảo hiểm xã hội) ông Mỹ cho rằng đây là việc làm đúng nguyên tắc.
"Đối với kế toán trong diện nghỉ chế độ thai sản, chúng tôi buộc phải thực hiện chế độ hợp đồng với sản phụ trong thời gian này, để đảm bảo hoạt động tài chính của trường. Khi hợp đồng thì phải trả lương cho họ", ông Mỹ nói, nhưng không cung cấp được hợp đồng với kế toán đang trong diện nghỉ chế độ thai sản nói trên.
Ông Mỹ từ chối trả lời vấn đề liên quan tới dấu hiệu lập khống giấy tờ, chi trả chế độ tiền lương không đúng quy định cho giáo viên Chử Thị Mai Thúy trong thời gian giáo viên này nghỉ thai sản, nhưng hứa sẽ cung cấp thông tin khi kiểm tra lại.
Điều đáng nói là, trước những vi phạm về tài chính có liên quan tới hiệu trưởng trường trung học cơ sở Vân Nội, ngày 16/8/2017, đoàn kiểm tra liên ngành đã về trường trung học cơ sở này để làm việc, lấy ý kiến về việc kỷ luật cán bộ, cụ thể ở đây là ông Nguyễn Thế Mỹ.
Thế nhưng tại cuộc họp hôm 16/8 có tới 59,7% giáo viên không đồng ý kỷ luật hiệu trưởng.
Điều này có đồng nghĩa với việc, ông Mỹ sẽ không bị kỷ luật cho dù có liên quan tới những vi phạm nghiêm trọng về thu chi tài chính tại nhà trường?
Thông tin trên ngay lập tức nhận được sự phản ứng của dư luận và giáo viên.
Có ý kiến cho rằng, kết quả thanh tra vi phạm về tài chính tại nhà trường đã rõ, thì quyền phán quyết, thành lập hội đồng, đưa ra hình thức kỷ luật đối với hiệu trưởng trường này, thuộc trách nhiệm của cấp quản lý.
Tại sao lại lấy ý kiến giáo viên trong trường về việc kỷ luật này? Thế thì sinh ra cấp quản lý làm gì?
Với những thắc mắc trên, phóng viên vẫn chưa nhận được câu trả lời từ lãnh đạo huyện Đông Anh, mặc dù đã liên hệ làm việc nhiều lần.