Vì sao lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa muốn có công trình nghìn tỷ, mang tầm thế kỷ?

23/02/2017 06:21
BẢO MINH
(GDVN) - “Thanh Hóa hiện nay chưa có công trình văn hóa nào tầm cỡ. Đây là công trình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn về văn hóa cho cả tỉnh", ông Tuấn nói.

“Cứ lắt nha lắt nhắt thì làm sao phát triển được”

Liên quan tới chủ trương xây dựng công viên văn hóa xứ Thanh có số vốn hàng nghìn tỷ đồng, hôm 21/2, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, đây sẽ là công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Thanh Hóa về văn hóa và du lịch. 

“Thanh Hóa hiện nay chưa có công trình văn hóa nào

Theo thuyết trình, công viên văn hoá xứ Thanh rộng 500.000 m2, dự kiến sẽ được xây dựng ở trung tâm thành phố Thanh Hoá với nhiều hạng mục có quy mô lớn.

Tổng dự toán đầu tư công trình lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Dự án đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

mang tính tầm cỡ. Công trình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn về văn hóa cho cả tỉnh. 

Đây là công trình đại diện cho gần 4 triệu dân Thanh Hóa với 7 dân tộc anh em chứ không phải công trình đại diện cho thành phố hay cá nhân nào đó.

Để biến ý tưởng thành hiện thực, chúng tôi tổ chức thi tuyển, chọn tư vấn thiết kế dự án phù hợp với đặc điểm, lịch sử, văn hóa địa phương.

Các phương án thiết kế đưa ra đã được tham khảo có chọn lọc từ rất nhiều nền/trung tâm văn hóa nổi tiếng trên thế giới.

Phương án tốt nhất, được sự đồng tình cao nhất sẽ được lựa chọn lấy ý kiến nhân dân trước khi triển khai.

Nếu công trình này được triển khai và hoàn thành, nó sẽ là công viên văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ.

Vấn đề là mình phải táo bạo mới có công trình lớn, hoành tráng được chứ! còn cứ làm lắt nha lắt nhắt thì làm sao mà phát triển được”, ông Tuấn nêu quan điểm. 

Thiết kế công viên văn hóa xứ Thanh (ảnh: Bảo Minh).
Thiết kế công viên văn hóa xứ Thanh (ảnh: Bảo Minh).

Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, thu không đủ chi, phải xin “viện trợ” từ Trung ương, trong khi đó tỉnh nhà vẫn phải xin gạo cứu đói, thì việc địa phương đưa ra chủ trương và lấy ý kiến về công trình nghìn tỷ trong thời điểm hiện tại là điều chưa hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu theo dự toán công trình (dự kiến lấy từ ngân sách 700 tỷ đồng), thì ngân sách khó mà đáp ứng được.

Về việc này, ông Ngô Văn Tuấn biết, tỉnh sẽ lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nếu chủ trương được thông qua. 

"Nguồn vốn hơn 2.000 tỷ là do tư vấn thiết kế tự vẽ ra chứ đã có văn bản chính thống nào chấp thuận nguồn vốn đó đâu.

Tổng mức đầu tư chỉ khi nào lập dự toán chính thức mới có.

Hiện tại, ngân sách dành cho đầu tư công giai đoạn 2016-2020 không có, cho nên phải tính toán tới việc đầu tư theo hình thức BT. Tức là ông đầu tư vào dự án và được khai thác sinh lợi trên quỹ đất/dự án đó. 

Vị trí, chủ trương dự án đã có, trong khi đất đã "treo" hàng chục năm nay rồi, trước sau cũng nên làm.

Tuy nhiên, hiện tại nguồn lực của mình hiện tại chưa có, do đó, trước mắt tỉnh phải làm công tác quy hoạch kiến trúc, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư.

Từ việc lấy ý tưởng, chấp thuân/đồng ý, lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư là cả một quá trình dài.

Nếu không làm công tác chiến lược từ trước thì sau này làm sao có những công trình, dự án tầm cỡ được”, ông Tuấn cho hay.

Vị Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, ý kiến người dân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án.

“Nếu nhân dân nói dự án không khả thi, không hiệu quả thì chúng tôi không làm.

Còn nếu nhân dân đồng ý theo phương án đã đưa ra thì tỉnh sẽ xem xét cụ thể hơn. Trước mắt, chúng ta cần phải có chủ trương để khi có nguồn lực thì không bị động”, ông Tuấn nhắc lại.

Tính khả thi đến đâu?

Trên thực tế, không ít dự án (nói chung) được đầu tư nghìn tỷ bằng tiền ngân sách có "tuổi thọ" không cao vì làm ăn thua lỗ, lãng phí, đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế.

Bởi thế cho nên, việc xem xét tính khả thi, khoa học của dự án được coi là vấn đề then chốt trong việc chủ đầu tư có đưa ra quyết định đầu tư hay không?

Vấn đề đặt ra là, liệu chủ đầu tư có dám bỏ cả đống tiền vào một dự án viển vông khi tính khả thi, tính khoa học và hiệu quả kinh tế chưa được đảm bảo, trong khi đó, phương án dùng một phần vốn ngân sách để đầu tư thì gặp khó khăn?

Trước những băn khoăn trên, ông Ngô Văn Tuấn cho rằng: "Việc này chúng tôi đang xin ý kiến đóng góp của nhân dân để quyết định phương án khả thi nhất".

Ông Ngô Văn Tuấn - Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (ảnh: thanhoa.gov.vn).
Ông Ngô Văn Tuấn - Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (ảnh: thanhoa.gov.vn).

Một vấn đề khác đặt ra là, việc ưu tiên vốn, đầu tư vào các dự án trọng điểm, công trình phục vụ sản xuất, dân sinh, nhằm chất lượng cuộc sống người dân, và việc tính toán đầu tư dự án văn hóa nghìn tỷ, đâu là vấn đề bức thiết, cần chính quyền tỉnh Thanh Hóa ưu tiên giải quyết trong lúc này?

Về việc này, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, "chuyện nào ra chuyện đó" và không thể có suy nghĩ thiên lệch như vậy được.

"Quan điểm phải nhìn tới tương lai. Việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa phải đi đều với nhau, chứ không thể thiên lệch được.

Thanh Hóa trong thời gian vừa qua đã thu hút rất nhiều dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế, phải phát triển về văn hóa.

Không phải vì dân nhận gạo cứu trợ mà không đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Cái nào nó ra cái đó, cái làm thì vẫn phải làm. 

Tôi rất mong muốn dự án được triển khai, và mong Thanh Hóa có nhiều công trình lớn như vậy để làm điểm nhấn cho tỉnh. 

Nhưng tôi nhắc lại, đây mới chỉ là thiết kế. Khi xây dựng phương án chính thức, nhà đầu tư sẽ phải tính toán kỹ hiệu quả khai thác dự án.

Chúng tôi làm không vì mục đích cá nhân ai mà làm cho tương lai. Đâu phải cứ làm dự án là để tư lợi. Mình phải có tầm nhìn để giữ quy hoạch", ông Tuấn nói. 

BẢO MINH