LTS: Năm ngoái, dư luận từng một phen nổi sóng khi biết tin rằng ngành y có thể tuyển sinh bằng môn Văn học. Ý kiến các chiều đủ cả nhưng rồi mọi chuyện cũng lắng xuống.
Ngay trước mùa tuyển sinh đại học năm nay, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đã gửi Tòa soạn một bài viết về câu chuyện năm qua. Đây là góc nhìn của một thầy giáo dậy văn về việc này, song quan điểm là công bằng.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Dân tộc ta, nhân dân ta, từ ngàn đời nay luôn trọng vọng những người văn hay, chữ tốt. Các triều đại phong kiến ở nước ta trước đây, dùng thơ văn, để tổ chức các kỳ khoa bảng nhằm lựa chọn những kẻ sĩ có tài, có đức để vinh danh, bổ dụng các chức sắc vào bộ máy chính quyền nhà nước.
Văn chương không chỉ là kỹ thuật làm thơ, giỏi sắp đặt câu chữ mà thực sự là nền móng tạo nên cốt cách, đạo đức, tâm hồn của con người Việt. Nhìn nét chữ, đọc văn, có thể đoán định được một phần tính cách, phẩm hạnh của người ấy như thế nào.
Trong lịch sử dân tộc, biết bao danh nhân nổi tiếng văn hay, chữ tốt như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến… để lại tiếng thơm cho muôi đời, không chỉ tài năng, sự nghiệp mà còn ở nhân cách, đức độ, tình yêu thương giống nòi đến vô hạn.
"Trường cấp 3 tốt nhất Việt Nam" là..."tin vịt"
(GDVN) - Thông tin này được ông Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết khi trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam nói chung và ngành y học nói riêng, còn nhớ mãi tên tuổi và nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn Ông- ông Tổ của y học Việt Nam), Nguyễn Đình Chiểu ( Đồ Chiểu)…vừa là nhà văn, nhà thơ lớn vừa là thầy thuốc giỏi, tận tụy hết lòng về người bệnh, để lại hàng ngàn bài thuốc quý giá cho hậu thế.
Trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỷ 20 cũng không thiếu những người thầy thuốc tài năng, tinh thông nghiệp vụ mà rất mực nhân văn, bao dung, tâm hồn luôn thấm đẫm, lai láng chất văn chương.
Đọc những trang nhật ký cảm động của Bác sĩ, liệt sĩ, anh hùng Đặng Thùy Trâm ghi lại trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt trên mảnh đất Quảng Ngãi, đó là một minh chứng sống động. Nhìn về quá khứ của dân tộc, các bậc tiền bối, chúng ta không khỏi xúc động và tự hào về các thế hệ ông cha của mình.
Họ học văn, yêu văn để làm người và khao khát thể hiện cái chí, cái tâm của mình được dâng hiến cho đời, cho dân, cho nước. Vâng, chính văn chương, chữ nghĩa đã góp phần quan trọng làm nên văn hóa, tầm vóc, sự nghiệp của biết bao người, bao thế hệ, nói rộng ra cả sự tồn tại, phát triển đất nước- con người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay.
Trở lại với vấn đề “ thời sự” của ngành y hiện nay, nhiều năm qua, bên cạnh với những thành tựu, kết quả, đóng góp quan trọng của ngành này cho xã hội, đất nước, thì một bộ phận của đội ngũ y, bác sĩ chúng ta đã bộc lộ không ít những hạn chế trong kỹ thuật soạn thảo văn bản, năng lực giao tiếp, ứng xử bệnh nhân và đặc biệt có một số y, bác sĩ nguội lạnh cảm xúc, vô cảm, thờ ơ với nỗi đau đớn của bệnh nhân, người thân, có dấu hiện tha hóa về y đức, nghề nghiệp, để nảy sinh nhiều vụ tiêu cực tai tiếng, gây chấn động dư luận.
Những tồn tại, bê bối ấy đã đánh mất dần hình ảnh đẹp về người thầy thuốc nhân dân, “lương y kiêm từ mẫu” trong con mắt của mọi người, xã hội Việt Nam vốn rất kính trọng người thầy dạy học và thầy thuốc. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để vị bộ trưởng, ngành y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến và nhiều cán bộ lãnh đạo trường Y gợi mở, đặt vấn đề đưa môn văn vào xét tuyển ĐH ngành y trong mùa tuyển sinh năm nay.
Gợi mở ấy của Lãnh đạo ngành y, đã nhận được nhiều luồng ý kiến tranh luận khác nhau trên báo chí. Nhiều người phản đối, vì cho rằng, lâu nay không thi, xét môn văn nhưng chất lượng đầu vào ngành y rất tốt, điểm số cao ngất ngưởng, đưa môn văn vào chẳng thể nào giải quyết được chuyện y đức, nó đòi hỏi vô vàn thứ khác nữa. Nhiều người ủng hộ, đồng tình cũng có lý lẽ, lập luận của riêng mình.
Môn Văn sẽ giúp nâng cao khả năng giao tiếp, bồi dưỡng lòng nhân ái cho bác sĩ. Tuy nhiên, những người trực tiếp làm ngành Y lại cho rằng, Ngữ văn không có ứng dụng cho công việc của mình. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Thực ra, bản thân môn văn không phải là thứ để mọi người thay nhau tranh luận, mổ xẻ ở đây.
Môn văn đã từng xác lập vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam (cũng như tất cả các nước trên thế giới) vừa là môn học khoa học công cụ vừa là môn giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân văn.
Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của nó trong việc hình thành, bồi đắp tư tưởng, tình cảm nhân văn của giới trẻ, học sinh hiện nay.
Lòng trắc ẩn, tình cảm sẻ chia với mọi người được khơi nguồn từ những bài học, tác phẩm, lời giảng dạy của thầy cô trên lớp. Ở góc độ là một nhà quản lý giáo dục và một thầy giáo dạy môn ngữ văn bậc THPT, gần 20 năm, tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ với ý tưởng đưa môn văn vào xét ĐH ngành y.
Không phải, tôi là thầy dạy văn nên đứng về bên ủng hộ, để dành lợi thế cho giới thầy cô giáo đồng môn với mình mà tôi xuất phát từ những lý luận và thực tiễn có cơ sở sau đây.
Thứ nhất, một số khối thi tuyền thống đến nay đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa, khó đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của ngành nghề, xã hội hiện đại.
Thứ hai, cần có cái nhìn biện chứng, không bảo thủ, mạnh dạn cải tiến, đổi mới để việc xét tuyển đại học, trong có đại học Y, dược lựa chọn được những sinh viên đầu vào toàn diện hơn, vừa “ hồng”, vừa “chuyên”.
Thứ ba, dẫu biết rằng, điểm tuyển vào trường y thuộc loại tốp đầu, rất cao, tuy nhiên nó chỉ giới hạn có 3 môn: toán, hóa, sinh mà thôi, nó mới chỉ đáp ứng được điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ khác còn thiếu trong hành trang trở thành sinh viên, bác sỹ thực thụ sau này.
Thứ tư, nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang sử dụng môn văn để xét tuyển sinh ĐH ngành y, cho ra kết quả khá tốt. Đây là cơ sở tốt để chúng ta học hỏi, vận dụng. Cái hay của thiên hạ, mình làm theo, đi theo thì có sao đâu?
Tôi cho rằng, đưa môn văn vào xét tuyển ĐH ngành y, cũng không phải cái gì ghê gớm, nó chưa thể là một phép nhiệm màu để một sớm một chiều làm thay đổi, lột xác hoàn toàn câu chuyện y đức đang nhức nhối hiện nay.
Nhưng một khi đưa môn văn vào xét tuyển thì chắc chắn trong những học sinh có dự định thi vào trường y sẽ có thái độ, ý thức học tập tốt bộ môn này hơn; hạn chế, tránh được tình trạng học lệch ở học sinh, thậm chí có tư tưởng coi thường môn văn ( Vì học sinh Việt Nam khá thực dụng, không thi thì học hời hợt, có bắt buộc thì mới chịu học nghiêm túc).
Những nền tảng kiến thức ở nhà trường trang bị, sẽ được củng cố và vận dụng tốt trong công việc, đặc biệt trong cách ứng xử giao tiếp với bệnh nhân. Môn văn được đưa vào xét tuyển ĐH ngành y, dù là bước đi nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn; chạm vào, đánh thức phần cảm xúc, tâm hồn con người.
Xã hội, phụ huynh, học sinh càng thấy tính cần thiết của việc trau dồi, bồi dưỡng văn học để “mền hóa” trong quan hệ, ứng xử với đồng loại, đặc biệt khi làm thầy thuốc chữa bệnh, cứu người. Muốn có được cái lớn thì phải bắt đầu từ việc làm nhỏ.
Việc chọn xét tuyển môn văn vào trường y, phải chăng là như thế? Tôi kiểm nghiệm thấy, những ai biết yêu văn chương, đọc sách nhiều thì những người ấy thường có lòng tự trọng, ít và hiếm khi làm chuyện xấu, gây ác được.