Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5A Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Trung Quốc tăng cường tầm bắn của vũ khí hạt nhân chiến lược để chống Mỹ can thiệp Biển Đông
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 5 đưa tin, báo Mỹ gần đây dẫn nguồn tin tức tình báo chỉ ra, Trung Quốc gần đây rõ ràng đã hoàn thiện tiềm lực hạt nhân của họ, tăng tầm bắn tối đa cho phương tiện chở vũ khí hạt nhân, đồng thời bắt đầu lắp nhiều đầu đạn độc lập.
Chuyên gia chỉ ra, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Trung Quốc áp dụng lập trường này có thể là muốn dựa vào đó để chống lại Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ "Thời báo New York" dẫn tin tức của chuyên gia quân sự Mỹ và cơ quan tình báo Mỹ chỉ ra, Chính phủ Trung Quốc rõ ràng đã hoàn thiện kho vũ khí hạt nhân của họ, đã tăng tầm bắn cho tên lửa hạt nhân, đồng thời trang bị vài đầu đạn hạt nhân độc lập có thể đồng thời tiêu diệt vài mục tiêu cho chúng.
Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “nắm đấm” ở Biển Đông
(GDVN) - Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, sẽ hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông.
Những thay đổi này cho thấy, gần đây, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh chiến lược truyền thống chỉ sở hữu lực lượng hạt nhân ở mức độ cần thiết tối thiểu để tự vệ, đây là một bất ngờ đối với rất nhiều chuyên gia Mỹ.
Căn cứ vào tin tức tình báo của CIA, các nhà khoa học và Quân đội Trung Quốc ngay từ khoảng 20 năm trước đã nắm giữ công nghệ nhiều đầu đạn độc lập (lắp cho tên lửa), nhưng Chính phủ Trung Quốc mãi tới mấy năm gần đây mới bắt đầu tích cực sử dụng công nghệ này, tiến hành đổi mới lực lượng hạt nhân trong nước.
Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, hiện nay Trung Quốc sở hữu khoảng 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5 kiểu phóng giếng cải tiến, lắp 3 hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân hơn.
Mặc dù Mỹ hiện nay chiếm ưu thế vài lần so với Trung Quốc về thực lực hạt nhân tổng thể, nhưng chuyên gia Mỹ vẫn bày tỏ cảnh giác đối với xu thế phát triển tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc.
Eisele - cựu quan chức của Ủy ban an ninh quốc gia chính quyền “Bush con” cho rằng, hành động này của Trung Quốc rõ ràng là đang chuẩn bị cạnh tranh lâu dài với Mỹ, Trung Quốc luôn lo sợ ưu thế của Mỹ trên phương diện vũ khí hạt nhân.
Thông tin liên quan đến Trung Quốc tăng cường tiềm lực hạt nhân của cơ quan tình báo Mỹ là được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Trường Sa (quần nào này thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược một phần vào các năm 1988, 1995).
Diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Philippines (ảnh tư liệu) |
Một tháng trước, Philippines đã nhờ Mỹ trợ giúp trong vấn đề tranh chấp này, qua đó để gây sức ép với Trung Quốc. Theo bài báo, hiện nay, các bên có chủ trương quyền lợi ở quần đảo Trường Sa gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei.
Bất kể về góc độ địa-chính trị hay góc độ kinh tế, quần đảo Trường Sa đều rất quan trọng. Được biết, ở đây tàng trữ rất nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Tình hình Biển Đông trở nên gay gắt xảy ra sau khi Trung Quốc xây dựng rầm rộ (bất hợp pháp) trên vài đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, Đô đốc Harris chỉ trích Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Biển Đông chưa từng có trong lịch sử, mục đích là xây dựng "Trường Thành đất cát".
Trung-Mỹ khai chiến ở Biển Đông sẽ "đốt thành tro" 500 tỷ USD
(GDVN) - Với chuyến thăm lần này, Mỹ đã đích thân xuất trận, sự cứng rắn của Mỹ có thể do TPP đang gặp trở ngại tại Quốc hội, trong khi Trung Quốc ra sức hành động...
Tổng thống Obama cũng đưa ra cảnh cáo đối với hành động của Trung Quốc, chỉ trích Trung Quốc lợi dụng vị thế nước lớn và ưu thế sức mạnh để áp chế các quốc gia có vị thế bất lợi.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, quan hệ Trung-Mỹ vẫn ổn định, phủ nhận giữa hai nước tồn tại xung đột. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17 tháng 5 đã hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cho rằng, Trung Quốc chuẩn bị tiếp tục triển khai hợp tác có hiệu quả với Tổng thống Obama, nâng quan hệ giữa hai nước lớn Trung-Mỹ lên một tầm hoàn toàn mới.
Ngoại trưởng John Kerry vừa có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 5 năm 2015 nhằm chuẩn bị cho Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ và chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong thời gian tới - PV.
Tàu sân bay USS George Washington Mỹ có thể triển khai tập trận ở Biển Đông
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 5 đưa tin, 7 năm qua, tàu sân bay USS George Washington Mỹ luôn qua lại ở các khu vực điểm nóng của châu Á-Thái Bình Dương, cuối cùng đã đến lúc rời đi.
Theo tờ "Thời báo Hải quân" Mỹ ngày 18 tháng 5, là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên của Quân đội Mỹ có cảng chính ở nước ngoài, tàu USS George Washington sáng cùng ngày đã rời căn cứ Yokosuka, quay trở về nước để tiến hành đại tu trung hạn.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân George Washington rời Nhật Bản về Mỹ tiến hành đại tu (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Bài báo cho biết, khi tàu sân bay USS George Washington Mỹ rời cảng, các thủy thủ trên boong tàu đã sử dụng hình người ghép thành chữ "tạm biệt" theo tiếng Nhật, từ biệt người dân địa phương. Sau đó, tàu sân bay này sẽ đổi nhiên liệu hạt nhân và vũ khí trang bị ở căn cứ trên lãnh thổ Mỹ.
Tàu USS George Washington thay thế tàu sân bay động cơ thông thường USS Kitty Hawk (CV 63) vào tháng 9 năm 2008, triển khai ở căn cứ Yokosuka Nhật Bản, bất kể là diễn tập quân sự Mỹ-Hàn ở biển Hoàng Hải hay diễn tập đa quốc gia ở Biển Đông, phần lớn các sự kiện điểm nóng của khu vực Đông Á đều có bóng dáng của nó.
Mỹ xây dựng tuyến phòng thủ chống Trung Quốc ở Đông Nam Á
(GDVN) - Ở các nước Đông Nam Á, lục địa và đảo quốc đã bắt đầu thời kỳ chơi cờ chính trị và ngoại giao phía sau giữa Trung-Mỹ, chiến tranh sẽ nổ ra trong tương lai.
Khi xảy ra động đất lớn ở đông Nhật Bản vào năm 2011, tàu sân bay USS George Washington từng lấy lý do mối đe dọa bức xạ hạt nhân, gián đoạn cứu nạn, bị xã hội Nhật Bản chỉ trích.
Được biết, lần này, trên đường trở về, tàu sân bay USS George Washington sẽ còn triển khai diễn tập, nhưng địa điểm diễn tập cụ thể phải chăng sẽ triển khai ở Biển Đông hay không vẫn còn chưa rõ.
Tàu sân bay USS George Washington trở về Mỹ hoàn toàn không có nghĩa là tàu sân bay Mỹ vắng bóng ở Đông Á. Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng thuộc lớp Nimitz sẽ triển khai ở căn cứ Yokosuka vào mùa thu năm nay.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan trước đó đã nhiều lần triển khai ở Đông Á nhằm bảo đảm cho nó có thể nhanh chóng thích ứng với tình hình khu vực. 2.000 trong số khoảng 5.350 thủy thủ của tàu sân bay USS George Washington sẽ tiếp tục ở lại phục vụ cho tàu sân bay USS Ronald Reagan.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân George Washington rời Nhật Bản về Mỹ tiến hành đại tu (nguồn mạng sina Trung Quốc) |