Hình ảnh tình nghi là máy bay P-8 Hải quân Mỹ và hình ảnh máy bay tác chiến điện tử Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - nơi và khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 |
Mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 8 tháng 1 có bài viết cho rằng, trong vài tháng qua, dư luận đang bàn về một vấn đề, đó chính là năm 2015 phải chăng có thể thấy được Trung Quốc điều chỉnh trong xử lý vấn đề Biển Đông và sự thay đổi này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến khu vực Đông Nam Á. Điều này làm cho dư luận rất muốn biết Trung Quốc sẽ ứng xử với vấn đề Biển Đông như thế nào trong năm 2015.
Hiện nay, Trung Quốc áp dụng kế hoạch chiến lược "gia tăng tự tin" (hung hăng dọa nạt, sẵn sàng xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông như vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981). Phương pháp của loại sách lược kiểu tiệm tiến (từng bước lấn chiếm, bành trướng - tằm ăn dâu) này do 2 bộ phận tạo thành.
Một bộ phận là tái khẳng định chủ trương "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò-bất hợp pháp) của Trung Quốc và áp dụng các hành động thực tế để làm cái gọi là "bảo vệ chủ quyền Biển Đông" (tổ tông Trung Quốc chỉ để lại cho họ: cực nam là đảo Hải Nam, không có chủ quyền lãnh thổ ở dưới đảo Hải Nam).
Như vậy điều này có khả năng sẽ đụng chạm tới lợi ích của Mỹ hoặc làm cho Mỹ liên kết với một số nước để phản đối (chủ trương bành trướng Biển Đông của) Trung Quốc. Nhưng bất kể là hành động như thế nào đều sẽ tiếp tục tăng cường lập trường cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" (yêu sách vô lý, vô hiệu) của Trung Quốc.
Máy bay Y-12 Hải giám Trung Quốc tham gia hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc, dẫn lại từ Đài truyền hình Việt Nam) |
Còn bộ phận thứ hai là Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á, thu hút họ vào "vòng tay" (khống chế) của Trung Quốc. Làm như vậy không chỉ “có lợi” cho phát triển kinh tế của Trung Quốc và các nước ASEAN, mà còn làm cho các nước ASEAN cân nhắc tới hậu quả từ hành vi mà báo Trung Quốc cho là "khiêu khích Trung Quốc ở Biển Đông" (trên thực tế, nước có thực lực yếu hầu như không có ý định khiêu khích nước mạnh hơn, Trung Quốc toàn tuyên truyền kiểu "bé ức hiếp lớn" - một loại tuyên truyền đầy thủ đoạn và hết sức lố bịch).
Đối với Trung Quốc, duy trì “tính độc lập” của các nước ASEAN là điều rất quan trọng, từ đó giải quyết tranh chấp song phương (dễ bề dùng thực lực uy hiếp), chứ không giải quyết tranh chấp tổng thể với ASEAN.
Tuy nhiên, một số người nói, năm 2015, Trung Quốc có thể sẽ thử thay đổi chiến thuật hoặc ít nhất "làm lặng sóng một chút" vấn đề Biển Đông. Trong tổng kết quan hệ ngoại giao vào tháng 12 năm 2014, Hội nghị công tác Trung ương của Trung Quốc cho biết muốn gia tăng quan tâm tới củng cố quan hệ với các nước xung quanh (láng giềng), chứ không phải là quan hệ với các nước lớn.
Mặc dù còn chưa rõ điều này có nghĩa là gì, nhưng có người cho rằng, để khôi phục quan hệ, Trung Quốc có thể sẽ "điều chỉnh" chính sách ngoại giao của họ. Trung Quốc công khai tuyên bố năm 2015 là "một năm hợp tác trên biển giữa Trung Quốc-ASEAN".
Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014: Máy bay Y-12 Hải giám Trung Quốc lượn lờ đe dọa trên tàu Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc lấy của truyền hình VN VTV) |
Nói một cách cụ thể, Trung Quốc sẽ tận dụng năm 2015 để thực hiện dự án đầu tư hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN, bài viết cho rằng điều này có ý nghĩa to lớn, bởi vì dự án như vậy có liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông của ASEAN.
Đầu năm 2014, do Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở Biển Đông (thực chất là ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, được dư luận cho là một hành động mang tính xâm lược, ngoài ra, Trung Quốc cũng có không ít hành động mang tính khủng bố vô nhân đạo đối với tàu thuyền dân sự Việt Nam – đâm hỏng nặng tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá v.v…), đã gây ra căng thẳng quan hệ giữa Trung-Việt (ảnh hưởng rất xấu, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, an ninh của Việt Nam cũng như đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh khu vực).
Vì vậy, năm 2014, Trung Quốc đã "bỏ ra rất nhiều thời gian để khôi phục quan hệ với Việt Nam". Hơn nữa, trong thời gian Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm 2014, Trung Quốc đã thể hiện ngoại giao "sức mạnh mềm" - Trung Quốc lần lượt ký kết một loạt thỏa thuận kinh tế thương mại với Campuchia, Myanmar, Thái Lan. Mặc dù những nước này vẫn có một số phải đối mặt với trở ngại mang tính cấu trúc, nhưng hành động này gây ấn tượng sâu sắc.
Rất rõ ràng, Bắc Kinh ý thức được năm 2015 sẽ là một năm then chốt, bất luận là thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác kinh tế khu vực hay thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo, đều tương đối quan trọng.
Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014: Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tham gia chiến dịch xâm phạm chủ quyền Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Bài viết cho rằng, những động thái đối với khu vực Nam Á từ năm 2013 đến năm 2014 của Trung Quốc là một gợi ý đối với những người tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đang triển khai kế hoạch chiến lược "tự tin" hơn.
Trên thực tế, Trung Quốc hy vọng năm 2015 làm lặng sóng vấn đề Biển Đông, vì vậy, động thái của các nước khác ở Biển Đông trong năm nay sẽ ảnh hưởng đến việc Trung Quốc đưa ra các hành động quả quyết hoặc chủ động hơn.
Trên thực tế, cách nói "Trung Quốc có thể sẽ chú ý hơn tới các nước xung quanh, chứ không phải một số nước lớn" hoàn toàn không thể làm thay đổi vị trí của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và ảnh hưởng tiềm tàng của Mỹ đối với Trung Quốc. Chính quyền Obama cam kết sẽ duy trì hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề khí hậu và phương diện đổi chác quân sự.
Nhưng, trong năm 2014, Mỹ lại tận dụng tăng cường thỏa thuận hợp tác phòng thủ với Philippines, nới lỏng cấm vấn vũ khí đối với Việt Nam, đạt được quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với Malaysia trong đó có vấn đề an ninh hàng hải, cùng với Bộ Ngoại giao công bố báo cáo nghiên cứu "đường chín đoạn" của Trung Quốc - tất cả các biện pháp này cho thấy Mỹ can thiệp vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, còn có nhiều biện pháp hơn cũng đang được tiến hành. Mỹ đã tham gia ngày càng nhiều vào các vấn đề Biển Đông. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 ngày càng đến gần, đối với Trung Quốc, đây là một cơ hội cực tốt.