Giao dịch vũ khí với Nga: Moscow vẫn chấp nhận hình thức hàng đổi hàng

23/08/2013 08:06
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết đưa ra những đánh giá đáng quan tâm về tình hình sản xuất, xuất khẩu vũ khí trang bị của Nga, nhất là phương thức "hàng đổi hàng".
Máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 do Nga chế tạo

Ngày 19 tháng 8, trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, con số thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ vũ khí Nga tăng lên hàng năm, đặc biệt là cung ứng xuất khẩu. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga đạt 13 tỷ USD, đã ký kết hợp đồng quốc tế 17,6 tỷ USD.

Trong tình hình chất lượng vũ khí trang bị giảm rõ rệt, xuất khẩu ra nước ngoài lại tăng mạnh, bí mật chính của xuất khẩu quân sự Nga ở chỗ không phải tất cả các giao dịch đều thanh toán bằng tiền mặt, giao dịch đổi hàng đã đóng vai trò quan trọng.

Đương nhiên, dùng thịt lợn hoặc máy tính, máy tính xách tay đổi lấy xe tăng và máy bay tiêm kích, loại trao đổi nhập khẩu vũ khí này cũng rất tốt. Thời kỳ Liên Xô cũng như vậy, khi đó Liên Xô chiếm 40% thị phần vũ khí thế giới. Đến khi Liên Xô bắt đầu cải cách, Liên Xô cung ứng tổng cộng 20 tỷ USD vũ khí cho các nước, nhưng thu nhập tiền mặt chỉ 10%.

Sự thực này đã được quan chức Nga xác nhận trong thời kỳ Yeltsin. Là phương hướng xuất khẩu quân sự chính của Liên Xô, các nước thuộc thế giới thứ ba sớm đã quen với vấn đề này.

Trong giai đoạn các năm 1992-1994, 64 tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương đã bán cho nước ngoài với giá sắt vụn, trong đó tàu sân bay Novosibirsk và Minsk đã bán cho Trung Quốc với giá 9 triệu USD, kể cả hệ thống tên lửa phòng không, radar, thiết bị dẫn đường mới nhất, thậm chí kể cả tài liệu công nghệ.

Vào thời điểm đó, giá mỗi chiếc tàu sân bay mới đã lên tới 1 tỷ USD. Còn trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, sau khi 72 xe tăng của Quân đội Nga bị chìm ở sông Terek, rốt cuộc đã đi đâu hiện vẫn còn chưa biết. Tóm lại, tất cả những kỳ tích đều có khả năng.

Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam, do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam, do Nga chế tạo

Trong 15 năm sau khi Liên Xô giải thể, Trung Quốc đã mua 20 tỷ USD vũ khí của Nga. Vừa có máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 vừa có hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU và Tor-M1, ngoài ra còn có tàu ngầm diesel lớp Kilo và tên lửa, đạn dược. Trung Quốc còn có được một phần giấy phép sản xuất vũ khí nhập khẩu, đến nay vẫn do các doanh nghiệp trong nước lặng lẽ sản xuất.

Nhà kinh tế học Nga Brezhnev cho rằng, nhìn ở góc độ quốc gia, những giao dịch này đã gây ra tổn thất cho Nga, nhưng đem lại “vàng miếng” cho các quan chức. Vào thập niên 90, hoạt động giám sát quốc gia hầu như không hiệu quả. Mặc dù nhà cầm quyền Nga sau đó điều tra vấn đề lũng đoạn của Công ty xuất khẩu “Vũ khí Nga”, nhưng không tống giam bất cứ quan chức lãnh đạo nào.

Mô hình “hàng đổi hàng” trong xuất khẩu vũ khí của Nga đã có bước đi thành công vào thế kỷ mới và gây ngạc nhiên cho dư luận, nhưng Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã hoàn thiện phương pháp cũ này.

Bài báo cho rằng tong giai đoạn 2000-2006, Malaysia, Ethiopia, Brazil, Việt Nam, Thái Lan có thể đề nghị chỉ dùng lúa gạo, cà phê, giăm bông (thịt) đổi lấy vũ khí Nga. Năm 2004, Indonesia sử dụng dầu cọ chi trả khoản vay nhập khẩu vật tư quân sự của Nga. Nhưng, là nước lớn nhập khẩu vũ khí Nga, Syria chưa từng trả nợ. Đến trước năm 2005 tổng cộng nợ 15 tỷ USD.

Tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo
Tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo

Còn những nước như Iran và Venezuela, hầu như cần đạt được giao dịch đổi hàng với Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga. Một là giá cả vũ khí Nga không đắt, hai là chỉ có Nga có thể bán vũ khí tiên tiến cho họ. Bởi vì, Mỹ, Anh hoặc các nước NATO khác đều cấm tiến hành hợp tác quân sự với Iran. Ấn Độ trước đây hầu như cũng như vậy, bởi vì khi đó Mỹ ủng hộ Pakistan.

Trong thời đại Chavez, Venezuela rất hào phóng trên phương diện nhập khẩu vũ khí Nga. Từ năm 2004-2011, ông Chavez đã 9 lần thăm Nga, mỗi lần đều quan tâm đến vũ khí. Ban đầu, Nga cung ứng 100.000 khẩu súng tự động Kalashnikov cho Venezuela, chuyên gia Nga đã xây dựng được 2 nhà sản xuất vũ khí hạng nhẹ cho Venezuela.

Sau này Venezuela trước sau đã mua 24 máy bay tiêm kích Su-30MK, 45 máy bay trực thăng Mi-17V-5, Mi-35M và Mi-26T, 5.000 súng bắn tỉa SVD. Đến năm 2010, kim ngạch giao dịch vũ khí hai nước đạt 6,6 tỷ USD.

Nhưng, việc thanh toán lại có vấn đề khá lớn. Năm 2006, Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga tuyên bố cho biết, sẽ không áp dụng bất cứ phương thức đổi hàng nào trong thương mại vũ khí với Venezuela. Cục trưởng Cục khu vực châu Mỹ Latinh của công ty này xác nhận, ông Chavez sẽ dùng tiền mặt để nhập khẩu vũ khí Nga.

Máy bay trực thăng Mi-35M do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng Mi-35M do Nga chế tạo

Nhưng, tháng 9 cùng năm có tin cho biết, hai bên đã phê chuẩn phương thức thanh toán phi truyền thống ở một số phương diện cung ứng hàng quân dụng và lưỡng dụng. Giao dịch đổi hàng giữa Venezuela-Nga hầu như cũng không tồi, dù sao Venezuela là một trong những quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng, thông tin tháng 12 cùng năm cho biết, giếng dầu phía đông Venezuela Nga sở hữu “thông qua đổi hàng” đã cạn.

Công ty MiG liên tục xảy ra bê bối nợ, chẳng hạn năm 1997 sau khi lấy được kinh phí mua sắm máy bay chiến đấu mới 290 triệu USD của Ấn Độ, đã lập tức mất tích bí mật, Công ty MiG không thể bàn giao vũ khí theo hợp đồng, cuối cùng do Bộ Tài chính Nga thanh toán với Ấn Độ, khoản nợ phải trả của công ty được miễn.

Tập đoàn Irkut, hãng sản xuất máy bay tiêm tích Su-30 năm 2005 đã sa thải 5.000 nhân viên làm việc, cắt giảm 1/3 nhân viên, trong khi đó tổng kim ngạch đơn đặt hàng mua sắm máy bay chiến đấu Sukhoi mới của công ty khi đó trên 5 tỷ USD.

Chuyện kỳ lạ của Công ty Sukhoi cũng rất nhiều, mặc dù từ năm 2008 trở đi đã có được đơn đặt hàng 280 máy bay tiêm kích mới, tổng kim ngạch cao tới 12,7 tỷ USD, nhưng lương của một bộ phận chuyên gia lại chỉ có 700-800 USD. Thậm chí, lương của các chuyên gia của nhà máy Izhevsk sản xuất súng trường tự động Kalashnikov còn thấp hơn.

Súng trường AK-47 Nga
Súng trường AK-47 Nga

Vấn đề nghiêm trọng hơn ở chỗ, các doanh nghiệp quốc phòng bị tác động tiêu cực từ hậu quả giao dịch đổi hàng không thể dự đoán được, không thể phát triển và kinh doanh bình thường, đương nhiên làm giảm chất lượng vũ khí trang bị của Nga, từ đó rơi vào “tuần hoàn ác tính”.

Giao dịch đổi hàng làm cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự mất đi vốn phát triển, mất đi vốn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, từ đó đã mất đi sức cạnh tranh, đồng thời cũng làm cho những nước có nhu cầu sử dụng tiền mặt nhập khẩu vũ khí Nga ngày càng ít.

Trong tình hình đó, quy mô hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung tiếp tục giảm đi. Chuyên gia Nga cho biết, Quân đội Trung Quốc cần công nghệ hiện đại, trong khi đó Nga lại không làm tốt sự chuẩn bị tương ứng. Hiện nay, điều mà hai bên có thể bàn bạc chỉ có cung ứng linh kiện và hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đã sớm cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vũ khí quốc tế, những hàng hóa Trung Quốc sử dụng công nghệ Nga có sức cạnh tranh tương đối mạnh.

Tháng 7 năm 2010, hãng MiG và Sukhoi tuyên bố họ đã ngăn chặn thành công giao dịch cung cấp động cơ RD-93 (sử dụng cho máy bay tiêm kích FC-1 Kiêu Long) cho đối tác Trung Quốc, bởi vì máy bay chiến đấu Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MiG-29. Trong khi đó, tính năng chiến thuật của hai loại sản phẩm này khác nhau không lớn, nhưng giá cả lại gấp mấy lần, đơn giá MiG-29 là 30 triệu USD, còn đơn giá của FC-1 là 10 triệu USD.

Máy bay vận tải hạng nặng tầm xa IL-476 Nga
Máy bay vận tải hạng nặng tầm xa IL-476 Nga

Ngoài ra, máy bay trực thăng Z-10 lần đầu tiên xuất hiện tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2012 của Trung Quốc là sản phẩm “sao chép” của “Công trình 941” được Nga bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào năm 1995 nhưng chưa thể thành công.

Do vấn đề chất lượng vũ khí, hàng hóa xuất khẩu Nga thường sẽ bị trả lại. Chẳng hạn, Algeria từ chối sử dụng một lô máy bay MiG có chất lượng không đúng tiêu chuẩn, lô sản phẩm này ban đầu được vội vàng sản xuất cho Không quân Nga. Tàu sân bay Gorshkov mà doanh nghiệp Nga cải tạo cho Hải quân Ấn Độ cũng từng nảy sinh vấn đề chất lượng, buộc phải tái gia công hoàn thiện.

Mặc dù cùng với việc duy trì vị thế của mình trên thị trường vũ khí thế giới, Nga tìm cách nỗ lực duy trì quy mô sản xuất trước đây, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp quân sự cũ đã không thể nâng cấp có hiệu quả những sản phẩm cũ, đóng cửa nhà máy và sa thải hàng chục nghìn công nhân cũng khiến người ta “không rét mà run”.

Hiện nay, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga còn đang xuất khẩu vài chục loại vũ khí trang bị cho 60 quốc gia, nhưng các sản phẩm top 5 chưa từng thay đổi từ sau khi Liên Xô tan rã, hơn nữa toàn là sản phẩm được nghiên cứu chế tạo từ thời Liên Xô, đến nay Nga vẫn chưa đưa ra được một loại sản phẩm mới có thể tích cực xâm nhập thị trường vũ khí quốc tế.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình