Nga sẽ dùng S-500 để thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa

07/04/2012 16:37
My Thái (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Hiện nay Mỹ là nước đi đầu trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM), còn các quốc gia khác thì...
Với việc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đe dọa sẽ sử dụng các hệ thống tên lửa tối tân nhất của mình sẵn sàng bắn chặn tên lửa mang theo vệ tinh “Quang Minh Tinh-3” của Triều Tiên, thì vấn đề “phòng thủ tên lửa” đang là chủ đề nóng hiện nay.
Như chúng ta đều biết, hiện nay Mỹ là nước đi đầu trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM), còn các quốc gia khác thì đang theo dõi sát sao đến sự phát triển về kỹ thuật của các tên lửa Mỹ và sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để mua chúng nhằm phục vụ cho an ninh quốc gia mình.

Tên lửa đánh chặn Patriot Pac 3
Tên lửa đánh chặn Patriot Pac 3

Những nước này được coi là những nước thuộc nhóm thứ hai về mối quan tâm đến hệ thống phòng thủ tên lửa. Trong đó, Nga, Israel và Ấn Độ chắc chắn là những đại diện nổi bật của nhóm này.
Trở lại 20 năm trước, không ai dám nghĩ Nga sếp ở nhóm thứ hai trong nhóm các quốc gia có trình độ kỹ thuật về hệ thống phù thủ tên lửa.
Năm 1989, hệ thống phòng thủ A-135 mà Liên Xố lắp đặt được coi là hệ thống phòng thủ duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó.
A-135 sử dụng hệ thống đánh chặn hai tầng, khoảng cách đánh chặn là trên 350km và ở độ cao tối đa là 320km. Hệ thống A-135 được thiết kế đặc biệt để bảo vệ Moscow và các khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô, nước Nga rơi vào suy thoái kinh tế, nền công nghệ cũng trì trệ. Cùng với đó là, các hệ thống radar cảnh báo sớm hiện đại trước đây lại thuộc lãnh thổ của nước thuộc Liên Xô cũ, bởi vậy nên hệ thống A-135 bị “bán tê liệt” trong một thời gian dài.

Tên lửa 53T6 của Nga
Tên lửa  53T6 của Nga

Do kinh tế hạn hẹp, quân đội Nga đã xây dựng một trạm radar mới với một kinh phí hạn chế nhất để bù đắp cho lỗ hổng của hệ thống cảnh báo sớm.
Bước vào thế kỷ 21, sức mạnh quốc gia của Nga đã được khôi phục, cùng với đó là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 được cải thiện một cách đáng kể.
Tháng 10/2002, hệ thống A-135 được thử nghiệm tên lửa đánh chặn hiện đại 51T6.
Tháng 11/2004, hệ thống này tiếp tục được thử nghiệm với tên lửa 53T6. Tên lửa đánh chặn 53T6 có khả năng phóng ra mồi bẫy, trong trường hợp radar không nhận diện được chính xác mục tiêu.
Mặc dù Nga đã rất khó khăn để xây dựng lại hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, nhưng đến nay A-135 đã có ít nhất 10 lần được thử nghiệm các tên lửa đánh chặn hiện đại. So với Mỹ đây là một con số quá nhỏ nên sức mạnh thật sự của nó đang bị nghi ngời.
Hệ thống tên lửa siêu việt S-500
Hệ thống tên lửa siêu việt S-500

Một chuyên gia quân sự Nga thậm chí còn nhận xét, hệ thống A-135 không mang nhiều ý nghĩa, bởi nó sử dụng đến lai tên lửa đánh chặn cùng một lúc.

Hơn nữa, đầu đạn hạt nhân và tên lửa 53T6 cần phải bảo quản riêng biệt nên nó không có tính cơ động trong chiến đấu.
Theo báo Izvestia của Nga đưa tin, với những lý do trên, đến trước năm 2015, quân đội Nga sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa S-500, nó được trang bị hệ thống radar hiện đại X-band, với tầm bắn tối đa hơn 500 km.
Theo đó, quân đội Nga sẽ trang bị hệ thống tên lửa S-500 cho 10 đơn vị phòng không. Thậm chí quân đội Nga còn có kế hoạch trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa này một cách thống nhất, tức là tất cả các đơn vị phòng không của Nga sẽ đưa S-500 vào biên chế của mình.
My Thái (Theo Tân Hoa xã)