Ngày 20 tháng năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự |
Tờ "Nezavisimaya Gazeta" Nga ngày 21 tháng 1 đăng bài viết "Mỹ thúc đẩy Nga tăng cường hợp tác quân sự với Iran" của tác giả Victor Myaskov. Sau đây là nội dung bài viết:
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ngày 20 tháng 1 đã ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự hai nước tại Tehran. Do tình hình địa-chính trị của châu Âu và Trung Đông trở nên gay gắt và liên quân quốc tế tại Afghanistan rút đi nhanh chóng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên đến thăm Iran trong vòng 15 năm qua.
Nga và Iran sẽ hợp tác chống lại sự can thiệp của thế lực bên ngoài đối với các vấn đề khu vực - đây là trọng điểm của thỏa thuận đã ký kết. Có thể cho rằng, hai nước đã hợp tác chống lại sự trừng phạt đến từ Mỹ và Tây Âu.
Hai bên đã tiến hành hợp tác trong lĩnh vực quân sự, chắc chắn sẽ cùng ngăn chặn sức ép và mối đe dọa quân sự. Vì vậy, ông Sergei Shoigu chỉ ra, hai bên hợp tác sẽ "có tính thiết thực rõ rệt", đồng thời sẽ thúc đẩy nâng cao sức chiến đấu của quân đội Nga và Iran.
Ông Sergei Shoigu nói: "Chúng tôi đã trao đổi ý kiến về một loạt vấn đề cấp bách của quốc tế và khu vực. Trước hết là vấn đề có liên quan tới tình hình Trung Đông và Afghanistan. Nói chung phán đoán của chúng tôi đối với tình hình tương đối thống nhất".
Ngày 20 tháng năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự |
Tháng 12 năm 2014, ông Sergei Shoigu cảnh cáo, liên quân quốc tế rút khỏi Afghanistan sẽ khiến cho tình hình khu vực chuyển biến xấu đi. Hiện nay, Iran và Nga hiệu triệu cộng đồng quốc tế tập trung nguồn lực phản đối chủ nghĩa khủng bố quốc tế và buôn lậu thuốc phiện.
Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã từng tuyên bố khai chiến với Nga. Vài ngày trước, IS đã hành quyết 2 người nghe nói là gián điệp của Cơ quan an ninh Liên bang Nga.
Trong khi đó, Iran thực chất đang tham gia cuộc chiến nhằm vào IS. Trên chiến trường này, hai nước là đồng minh. Moscow có ý làm giảm tình hình căng thẳng khu vực. Vì vậy, cơ quan quân sự hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trong vấn đề này.
Nga và Iran thỏa thuận tăng cường thăm lẫn nhau giữa tàu chiến hai nước. Trong tương lai, tàu chiến Quân đội Nga sẽ tiến hành trực chiến đấu ở khu vực chiến lược quan trọng vùng Vịnh.
Hai nước sẽ còn tăng cường hợp tác lĩnh vực công nghệ quân sự. Căn cứ vào thỏa thuận chính phủ ký kết vào năm 1989, Iran đã sở hữu 2 hệ thống tên lửa phòng không S-200, 20 máy bay chiến đấu MiG-29, 12 máy bay ném bom Su-24MK, 3 tàu ngầm diesel-điện 877EKM và 12 máy bay trực thăng Mi-17. Nhưng, rất nhiều thỏa thuận sau đó đã không được thực hiện do sức ép của Mỹ. Trong Bản ghi nhớ Gore-Chernomyrdin, Nga từng đồng ý từ bỏ tiếp tục tiến hành hợp tác quân sự với Tehran. Vì vậy, Nga đã tổn thất 4 tỷ USD.
Ngày 20 tháng năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự |
Sau khi NATO gây sức ép trong vấn đề Nam Tư vào năm 2000, Nga đã rút khỏi bản ghi nhớ. Từ năm 2000 đến năm 2007, Iran trở thành nước nhập khẩu vũ khí trang bị lớn thứ ba của Nga.
Nhưng, sau khi Tổng thống Nga Medvedev cấm cung ứng tên lửa phòng không S-300 cho Iran theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, quan hệ hai nước bắt đầu xấu đi. Iran đã kiện lên tòa án Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), kiên trì yêu cầu Nga thực hiện hợp đồng, bởi vì hợp đồng này được ký kết trước khi tiến hành trừng phạt quốc tế.
Trang mạng Bộ Quốc phòng Iran cho biết: "Hai nước đã quyết định giải quyết vấn đề tên lửa S-300". Trong bối cảnh Mỹ và NATO liên tục gây sức ép, thực hiện hợp đồng cung ứng S-300 cho Iran phù hợp với lợi ích của Nga.
Liên quan đến quan hệ Nga-Iran, tờ "Thanh niên Bắc Kinh" ngày 22 tháng 1 cũng có bài viết cho hay, ngày 20 tháng 1, Iran và Nga ký kết một thỏa thuận để tăng cường hợp tác quân sự. Iran cho biết, thỏa thuận này là sự phản hồi chung của Iran và Nga đối với sự can thiệp của Mỹ. Theo cách nói của truyền thông Iran, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu là quan chức Quân đội Nga cao cấp nhất đến thăm Iran kể từ năm 2002 đến nay.
Căn cứ vào thông tin trên mạng Bộ Quốc phòng Iran, sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự mới, Iran và Nga sẽ triển khai diễn tập và huấn luyện quân sự liên hợp, "triển khai hợp tác trên các phương diện giữ gìn hòa bình, bảo vệ an ninh và ổn định quốc tế và khu vực, chống lại chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan".
Ngày 20 tháng năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự |
Báo chí Nga dẫn lời ông Sergei Shoigu cho biết, thỏa thuận mới bao gồm mở rộng hợp tác giữa hai nước trên phương diện chống khủng bố, trao đổi nhân viên quân sự và bản ghi nhớ hải quân hai bên sử dụng thường xuyên hơn cảng biển của nhau. Ông Shoigu nói, Nga hy vọng phát triển quan hệ quân sự "lâu dài và nhiều mặt" với Iran.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan cho biết, Iran và Nga cần tăng cường hợp tác để chống lại chiến lược của Mỹ ở khu vực Trung Đông.
Ông Hossein Dehqan nói, hai nước có lập trường tương đồng trong rất nhiều vấn đề chính trị, khu vực và toàn cầu, "có quan điểm chung trên các phương diện như chiến lược toàn cầu của Mỹ, sự can thiệp của Mỹ đối với các vấn đề khu vực và quốc tế, tính cần thiết tiến hành hợp tác chống lại thế lực nước ngoài can thiệp vào khu vực này".
Iran đã bị phương Tây trừng phạt lâu dài do chương trình hạt nhân của họ, nhưng Nga luôn là nhà cung ứng vũ khí chủ yếu của Iran.
Năm 2007, Nga và Iran ký kết thỏa thuận bán hệ thống tên lửa đất đối không S-300, trị giá hợp đồng 800 triệu USD. Nhưng, năm 2010, Nga lấy Liên hợp quốc tiến hành trừng phạt đối với Iran do chương trình hạt nhân của Iran, đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Iran đã khởi tố lên Tòa trọng tài quốc tế, yêu cần nhận được 4 tỷ USD tiền bồi thường.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga |
S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất hiện nay của Quân đội Nga, có thể bắn di động, có năng lực phòng không tầm xa, có thể trinh sát, theo dõi và tiêu diệt tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và mục tiêu bay thấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hoàn toàn không đề cập tới vụ mua bán này, nhưng Bộ Quốc phòng Iran cho biết: "Hai nước đồng thời quyết định giải quyết vấn đề hệ thống tên lửa S-300".