Nga có thể bán tên lửa S-400 cho TQ trị giá 3 tỷ USD?

27/11/2014 10:04
Đông Bình
(GDVN) - Thông tin trên dẫn nguồn giấu tên, nhưng có những thông tin trái chiều khác, TQ có thể triển khai tên lửa này chuẩn bị "đấu tranh quân sự" ở Biển Đông.
Tên lửa phòng không S-400 Triumf Nga
Tên lửa phòng không S-400 Triumf Nga

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn tờ Herald ngày 26 tháng 11 đưa tin, Nga đã ký kết hợp đồng cung ứng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumph với Trung Quốc, các cuộc đàm phán liên quan từng kéo dài vài năm.

Giám đốc một doanh nghiệp của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga và một nguồn tin từ cấp cao lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với tờ Herald, đầu mua thu năm 2014, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ký kết hợp đồng cung ứng ít nhất 6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400, tổng trị giá trên 3 tỷ USD.

Người phát ngôn Rosoboronexport ngày 25 tháng 11 không nhận trả lời phỏng vấn báo chí. người phát ngôn của công ty Almaz-Antey - nhà nghiên cứu chế tạo hệ thống S-400 đã từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Các cuộc đàm phán Nga cung ứng hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc đã kéo dài trong vài năm. Năm 2011, nhà lãnh đạo quân sự Nga cho biết, cung ứng xuất khẩu hệ thống tên lửa S-400 có thể sẽ không sớm hơn năm 2016, bởi vì trước hết phải hoàn thành kế hoạch mua sắm quốc gia bàn giao cho Quân đội Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Đầu năm 2014, tờ "Kommersant" Nga cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn cung ứng cho Trung Quốc hệ thống tên lửa S-400. Tháng 7 năm 2014, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov tuyên bố, Trung Quốc có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Trước đây, trong nhiều thời điểm còn có tin cho biết, Saudi Arabia cũng quan tâm tới loại hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này, nhưng các cuộc đàm phán liên quan về sau gián đoạn. Bộ Quốc phòng Belarus cũng cho biết hy vọng mua sắm hệ thống tên lửa S-400. Trước đây cũng từng tiếp thị cho Lybia.

S-400 cũng từng tham gia đấu thầu mua sắm hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không trúng thầu. "Chiến thắng ban đầu" là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc, một phiên bản sao chép S-300PMU-2 của Nga, nhưng sau đó do sức ép của đối tác NATO, vào mùa thu năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ kết quả đấu thầu.

Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã sử dụng kinh nghiệm nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300P, trong khi đó, Quân đội Trung Quốc là một trong những khách hàng nước ngoài chủ yếu của S-300P, hợp đồng cuối cùng Trung Quốc mua sắm 15 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 được ký kết vào năm 2010, do Rosoboronexport phụ trách thực hiện.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Trước đó, sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300P cũng từng xuất khẩu cho Việt Nam, Algeria, Azerbaijan và Cyprus, đồng thời chuyển nhượng hàng cũ trong kho vũ khí của Quân đội Nga cho Kazakhstan và Belarus.

Hợp đồng Nga cung ứng tên lửa S-300 cho Iran đã bị hủy bỏ do nguyên nhân chính trị vào năm 2010, trong khi đó, hợp đồng cung ứng tên lửa S-300 cho Syria bị chấm dứt thực hiện do cuộc nội chiến ở nước này.

Nga cũng từng ký kết hợp đồng cung ứng hệ thống tên lửa S-300V cho Venezuela và Ai Cập, nó khác với hệ thống S-300P, đối tượng trang bị khi nghiên cứu chế tạo ban đầu không phải là lực lượng phòng không không quân, mà là lực lượng phòng không dã chiến lục quân.

Chủ nhiệm Trung tâm tình thế chiến lược Nga Konovalov cho rằng, trình độ công nghiệp quốc phòng Trung Quốc mặc dù nhanh chóng tăng cường trong 15 năm qua, nhưng vẫn có một số bộ phận tạm thời không thể chứng minh năng lực độc lập tự chủ của họ.

Rất có thể, hệ thống tên lửa mới S-400 và các hệ thống vũ khí hiện đại khác sẽ được Quân đội Trung Quốc triển khai ở khu vực phía nam, mục đích là kiểm soát Đài Loan và tình hình trên không ở các đảo tranh chấp xung quanh.

Vì sao Trung Quốc mua S-400?

Theo mạng sina, nếu thông tin trên là sự thật, hợp đồng cung ứng tên lửa này vừa đã cho thấy độ rộng của hợp tác thương mại quân sự Trung-Nga vừa đã chứng minh Trung Quốc rất quan tâm tới dòng tên lửa kiểu mới 9M96 trong hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Tên lửa phòng không S-400 Nga
Tên lửa phòng không S-400 Nga

Tên lửa của dòng này đã thực hiện kết hợp giữa thể tích nhỏ và tầm bắn xa, công nghệ tiên tiến của nó nếu được tiêu hóa, hấp thu (sao chép), chắc chắn sẽ rất có lợi cho nâng cao tính năng tên lửa nội của Trung Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một biện pháp lớn "đi bằng 2 chân" để tăng cường "chuẩn bị đấu tranh quân sự".

Hiện nay, lực lượng tên lửa phòng không không quân còn có rất nhiều tên lửa HQ-2, chỉ dựa vào HQ-9 trong ngắn hạn khó mà thay thế hoàn toàn, nhập khẩu S-400 sẽ đẩy nhanh tốc độ thay thế.

Mạng Rusnews.cn ngày 26 tháng 11 còn đưa tin cho biết, đại diện Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS) vào thứ Tư nói với hãng tin RIA Novosti, còn chưa ký kết hợp đồng cung ứng với Trung Quốc.

Trước đây, có tờ báo cho biết, vào mùa thu năm 2014, Rosoboronexport cùng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ký kết hợp đồng, căn cứ vào hợp đồng, Nga sẽ cung ứng ít nhất 6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 giá trị 3 tỷ USD cho Trung Quốc.

Đại biểu này cho rằng: "Vấn đề vẫn chưa giải quyết, tôi cho rằng, đây là hư cấu. Căn cứ vào thông tin tôi được biết, hiện nay còn chưa ký kết, điều này không phù hợp lắm với tình hình thực tế".

Cơ quan thông tin của Rosoboronexport từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Đông Bình