Philippines, Nhật Bản, Australia, Indonesia đều ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông

29/10/2015 08:26
Đông Bình
(GDVN) - Nhiều đồng minh, đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đều lên tiếng bày tỏ hiểu, chia sẻ và ủng hộ hành động đi vào 12 hải lý quanh đá ngầm.

Theo các nguồn tin, ngày 27 tháng 10, tàu khu trục Aegis USS Lassen thuộc Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đã đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá ngầm (đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông. Điều này đã làm cho giới bành trướng Trung Quốc đặc biệt căm tức.

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ còn cho biết, hoạt động của Mỹ ở phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sẽ không chỉ tiến hành một lần, mà sẽ được tiến hành thường xuyên, hành động lần này không nhằm vào Trung Quốc.

Có nguồn tin cho biết, Mỹ có khả năng lưu lại một khoảng thời gian để khẳng định bảo đảm tự do hàng hải. Quân đội Mỹ tiếp tục điều tàu chiến đến các đá ngầm khác do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp là một “khả năng rất lớn”.

Ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, mấy ngày gần đây, Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ ở khu vực Biển Đông, trong vài tuần tới và vài tháng tới đều sẽ tiếp tục hoạt động. Nhưng, ở Quốc hội, ông Carter không sẵn sàng công khai xác nhận tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Tờ “Tin tức Liên hợp” Đài Loan ngày 28 tháng 10 dẫn báo chí Nhật Bản cho biết, tháng trước, khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức bố trí bữa ăn tối riêng trước khi tổ chức quốc yến để thuyết phục Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trong cuộc họp báo sau hội đàm ngày 25 tháng 9 năm 2015. Hai bên "mỗi người một phách" khi phát biểu về vấn đề Biển Đông.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trong cuộc họp báo sau hội đàm ngày 25 tháng 9 năm 2015. Hai bên "mỗi người một phách" khi phát biểu về vấn đề Biển Đông.

Nhưng Tập Cận Bình phản ứng lạnh nhạt đối với vấn đề xây đảo nhân tạo và công trình quân sự ở Biển Đông, rời đi trong tâm trạng không vui. Sau bữa tối đó, ông Obama đã tức giận và lập tức cho trợ lý liên lạc với Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, “đồng ý tác chiến ở Biển Đông”.

Philippines

Philippines đã “vỗ tay bày tỏ vui mừng” đối với hoạt động tuần tra của Mỹ. Tờ “Philippine Daily Inquirer” Philippines dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 27 tháng 10 cho biết, không nên cấm tự do đi lại, hành động tuần tra của Quân đội Mỹ sẽ có lợi cho “cân bằng sức mạnh khu vực”. “Tôi cho rằng, bất cứ nước nào đều sẽ hoan nghênh quyền lợi cân bằng, bất kể ở khu vực nào trên thế giới”.

Ông Aquino nói: “Ý đồ thực hiện hành động như vậy (của Mỹ) ở chỗ tuyên bố, cục diện hiện thực của khu vực này hoàn toàn không thay đổi”. “Chúng tôi về tổng thể ủng hộ hành động của Mỹ”.

Ngoài ra, ông Benigno Aquino còn cho biết, theo thỏa thuận hiện có, Philippines sẽ cung cấp chi viện hậu cần cho Quân đội Mỹ đi lại ở Biển Đông, chẳng hạn cho phép máy bay chiến đấu và tàu chiến Mỹ tiến hành các hoạt động như tiếp tế ở căn cứ của Philippines.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III

Ông còn cho rằng, Quân đội Mỹ đi lại ở vùng biển 12 hải lý xây dựng đá ngầm ở Biển Đông hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế hoặc bất cứ quy tắc quốc tế nào. Ông cũng không cho rằng, việc làm này của Mỹ sẽ làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng khu vực.

Ông Aquino nói: “Nếu bất cứ bên nào đều không che giấu thù địch, tình hình căng thẳng ở ngóc ngách này của thế giới làm sao sẽ gia tăng? 12 hải lý là lãnh hải theo tiêu chuẩn quốc tế, cho nên chỉ cần mọi người đều phù hợp với chuẩn mực của các quy tắc, điều lệ và luật pháp quốc tế, thì hoàn toàn sẽ không có vấn đề gì”.

Bộ Ngoại giao Philippines sớm đã ra tuyên bố cho biết, hoan nghênh kế hoạch tuần tra Biển Đông của Quân đội Mỹ, cho rằng, nếu cộng đồng quốc tế không thể thách thức yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) của Trung Quốc, sẽ dẫn đến yêu sách chủ quyền này trở thành “sự thực đã rồi”.

Theo tờ “Philippines Star” ngày 27 tháng 10, Philippines hoan nghênh cộng đồng quốc tế ý thức được, tiến triển của tranh chấp Biển Đông đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu.

Nhật Bản

Là một quốc gia quần đảo, sự phát triển Nhật Bản lệ thuộc rất lớn vào các tuyến đường hàng hải, trong đó có Biển Đông. Do đó, Nhật Bản không thể bỏ qua đối với vấn đề an ninh ở khu vực Biển Đông. Hơn nữa, Nhật Bản còn đối mặt với “mối đe dọa” Trung Quốc trong các vấn đề ở biển Hoa Đông.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga

Đối với việc Mỹ điều tàu chiến đến tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo ở Biển Đông, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, ông “không tiện đưa ra bình luận đối với từng việc làm của Quân đội Mỹ. (Nhật Bản) đang trao đổi thông tin chặt chẽ (với Mỹ)”.

Ông Yoshihide Suga tái khẳng định lập trường không chấp nhận hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói: “Việc bồi đắp, xây đảo, xây dựng căn cứ quy mô lớn, tiến tới làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông là hành vi đơn phương làm leo thang căng thẳng, là vấn đề quan ngại chung của cộng đồng quốc tế”.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc còn dẫn lời ông Yoshihide Suga ngày 28 tháng 10 cho biết thêm: “Hành động của Quân đội Mỹ lần này thống nhất với phương hướng nỗ lực của cộng đồng quốc tế, (Nhật Bản) dành cho sự ủng hộ”.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng chỉ ra: “Cộng đồng quốc tế tiếp tục triển khai hợp tác bảo vệ biển cởi mở, tự do và hòa bình là điều rất quan trọng”.

Trong thời gian thăm Kazakhstan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ ủng hộ đối với hoạt động tuần tra của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Trong thời gian thăm Kazakhstan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ ủng hộ đối với hoạt động tuần tra của Quân đội Mỹ ở Biển Đông

Những phát biểu này của các quan chức cấp cao Nhật Bản được hãng tin BBC Anh cho là Nhật Bản coi trọng hợp tác quốc tế trong vấn đề Biển Đông, ủng hộ hành động của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông.

Hãng tin Jiji Press Nhật Bản cũng cho rằng, phát biểu của ông Yoshihide Suga cho thấy Chính phủ Nhật Bản có “thái độ ủng hộ trên thực tế”.

Khi đang ở thăm Kazakhstan ngày 27 tháng 10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời phỏng vấn cho biết: “(Hành vi của Mỹ) có thể hiểu là hành động dựa trên luật pháp quốc tế”, “để bảo vệ biển tự do, Nhật Bản sẽ tiến hành hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cùng ngày mặc dù nói rằng, Nhật Bản không có kế hoạch tham gia tuần tra Biển Đông. Nhưng, ông nhấn mạnh “ảnh hưởng của tình hình Biển Đông đối với bảo đảm an ninh của Nhật Bản ngày càng mở rộng, làm thế nào để ứng phó là vấn đề cần được thảo luận đầy đủ”. Điều này mở ra khả năng để Nhật Bản triển khai các hành động trong tương lai.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani chuẩn bị thăm Việt Nam bàn về vấn đề Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani chuẩn bị thăm Việt Nam bàn về vấn đề Biển Đông

Tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản cho rằng “Nhật Bản cần hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong vấn đề Biển Đông”, nhưng việc Nhật Bản điều Lực lượng Phòng vệ đến Biển Đông có độ khó rất lớn.

Hiện nay, máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản buộc phải tập trung ở biển Hoa Đông. Quan chức cấp cao Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho rằng: Lực lượng Phòng vệ “thiếu năng lực điều tàu chiến đến Biển Đông”.

Theo báo chí Hồng Kông ngày 27 tháng 10, Nhật Bản trông chờ vào năng lực ngăn chặn của Mỹ, bối cảnh là Nhật Bản đang tập trung đề phòng Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku.

Quan điểm chủ yếu của Chính phủ Nhật Bản là, chỉ dựa vào bản thân thì không thể ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm lãnh hải đảo Senkaku hoặc triển khai hành động quân sự ở vùng trời xung quanh.

Vai trò ảnh hưởng của Mỹ được cho là đang bị suy giảm (tương đối), làm gia tăng lo ngại cho Nhật Bản. Do đó, không ít người trong Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ ủng hộ việc Mỹ điều tàu khu trục đến Biển Đông.

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Báo chí Đài Loan dẫn lời quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã được Mỹ thông báo về hành trình, vị trí, tình hình hiện trạng của tàu chiến Mỹ khi tuần tra khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Trong vấn đề Biển Đông, Nhật Bản sẽ còn triển khai hợp tác với các nước như Philippines, Việt Nam, tăng cường kiềm chế (mưu đồ và hành động bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự) của Trung Quốc.

Australia

Sau khi Mỹ điều tàu chiến tuần tra vùng biển đảo nhân tạo ở Biển Đông, ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã lập tức ra tuyên bố cho biết, do 60% xuất khẩu của Australia lệ thuộc vào tuyến đường hàng hải ở Biển Đông, nên Australia rất quan tâm đến tự do hàng hải và tự do bay.

Marise Payne nói: “Australia có quyền lợi hợp pháp trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, tự do thương mại, đi lại và bay không bị cản trở”.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne

“Australia mạnh mẽ ủng hộ bảo vệ những quyền lợi này”. Nhưng, Marise Payne cho biết: “Australia sẽ không tham gia hành động hiện nay của Mỹ ở Biển Đông”.

Tuy nhiên, hãng tin ABC Australia ngày 28 tháng 10 dẫn lời chuyên gia quốc phòng Euan Graham thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy Australia cho rằng, không lâu nữa, Australia sẽ đứng trước sức ép từ Mỹ.

Euan Graham cho rằng, trong vài tuần tới, Mỹ sẽ yêu cầu cùng tham gia tuần tra Biển Đông, “tiếp sức” cho Mỹ. Một số đồng minh của Mỹ có khả năng cuối cùng được yêu cầu tham gia.

Chuyên gia Leszek Busynski đến từ Học viện an ninh quốc gia, Đại học quốc lập Australia cũng tán thành với quan điểm của Euan Graham, cho rằng, sự việc “sẽ còn tiếp tục… Australia sẽ đứng trước sức ép nhiều hơn – Mỹ sẽ yêu cầu đứng về phía họ”.

Theo tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ, các nhà hoạch định quốc phòng Australia đang nghiên cứu kế hoạch cùng Mỹ tuần tra. Có tin cho biết, Australia triển khai 2 tàu hộ vệ ở khu vực Biển Đông. Theo kế hoạch ban đầu, 2 tàu hộ vệ này sẽ tiến hành tập trận chung với tàu chiến Trung Quốc vào tuần tới.

Tàu hộ vệ lớp Adelaide, Hải quân Australia (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu hộ vệ lớp Adelaide, Hải quân Australia (ảnh tư liệu minh họa)

Nhưng, sau khi tàu khu trục USS Lassen Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá Subi, kế hoạch tập trận này đã bị trì hoãn.

Hai chuyên gia Australia nói trên cho rằng, nguyên nhân Mỹ yêu cầu tham gia là do quan hệ đồng minh quân sự chặt chẽ giữa Mỹ và Australia. Tháng 8 năm 2014, Mỹ và Australia đã chính thức ký kết một thỏa thuận triển khai lực lượng quân sự.

Đến năm 2017, Mỹ sẽ có 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến đồn trú ở Darwin, Australia, đồng thời sẽ mở rộng tài sản quân sự ở Australia trong 25 năm tới.

Tháng 7 năm 2015, cuộc diễn tập “Talisman Saber” lần thứ sáu tiếp tục được tổ chức. Điều đáng chú ý là, ngoài Mỹ, Australia và New Zealand, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã lần đầu tiên tham gia.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc là John Lee thuộc Đại học Sydney cho rằng, ở mỗi cấp độ, từ phần cứng đến công nghệ, tri thức chuyên môn chiến lược và hợp tác, Mỹ và các đồng minh chủ yếu đang hợp tác chặt chẽ, ở mức độ rất lớn là nhằm vào Trung Quốc.

Theo tờ “The Christian Science Monitor” Mỹ, tàu khu trục Hải quân Mỹ đi vào vùng biển đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông đánh dấu quan hệ căng thẳng địa-chính trị truyền thống lại xuất hiện ở khu vực này. Mỹ có thể thúc đẩy các đồng minh khu vực như Nhật Bản và Australia triển khai kế hoạch tự do hàng hải của họ.

Indonesia

Tờ “Đại công báo” Hồng Kông ngày 28 tháng 10 còn cho biết, ngày 26 tháng 10 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức hội đàm.

Tổng thống Indonesia Widodo và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống Indonesia Widodo và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Hai bên ra tuyên bố chung cho biết: “Hai cùng đều lo ngại đối với sự phát triển của tình hình Biển Đông gần đây”, đồng thời chỉ ra “tất cả các bên đương sự tránh các hành động làm gia tăng tình hình căng thẳng Biển Đông rất quan trọng”. Hai bên đạt được đồng thuận về tầm quan trọng của bảo vệ tự do hàng hải.

Theo bài báo, tuyên bố chung này hoàn toàn không điểm danh phê phán Trung Quốc, nhưng cho thấy Indonesia bày tỏ đồng tình với chủ trương của Mỹ.

Đối với việc tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông, nhà nghiên cứu Trương Quân Xã thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, mục đích trong việc làm này của Mỹ chính là chống lưng, tiếp sức cho các đồng minh châu Á.

Theo ông ta, Mỹ đang “dung túng” cho các nước như Philippines để “khiêu khích” đối với Trung Quốc, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của những nước này đối với chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Mỹ đương nhiên triển khai hành động là để thực hiện chiến lược của họ, nhưng những hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng, thực dân, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực sẽ được Việt Nam và các nước ủng hộ nhiệt tình. Trung Quốc không cần thiết phải quá giận dữ như ngày 27 tháng 10 vừa qua - PV.

Mỹ đã triển khai tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan ở Nhật Bản để triển khai các hành động quân sự ở các vùng biển của Tây Thái Bình Dương, được cho là nhằm đối phó Trung Quốc.
Mỹ đã triển khai tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan ở Nhật Bản để triển khai các hành động quân sự ở các vùng biển của Tây Thái Bình Dương, được cho là nhằm đối phó Trung Quốc.
Đông Bình