Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 11 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 27 tháng 11 đăng bài viết "Vùng nhận dạng phòng không thiết lập 1 năm: Tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì?".
Theo bài viết, Trung Quốc (đơn phương) tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông đã được 1 năm. Sau 1 năm, mọi người còn muốn hỏi, Bắc Kinh có tiếp tục lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông" hay không? Bắc Kinh lập ra nó thì sẽ dẫn tới hành động luật pháp quốc tế không?
Về việc phải chăng lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông", điều thấy được là “tín hiệu phức tạp” từ Trung Quốc. Chẳng hạn, một sĩ quan cấp cao Quân đội Trung Quốc kêu gọi Trung Quốc thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông", cho rằng, đây là điều "cần thiết" cho cái gọi là "lợi ích quốc gia lâu dài của Trung Quốc".
Nhưng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, không có kế hoạc lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông". Vị trí địa lý của Biển Đông cũng khiến cho quyết định lập ra "vùng nhận dạng phòng không" ở đó phức tạp hơn.
Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông do Trung Quốc lập ra bao trùm lên cả đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát và chồng lấn với Vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản |
Trước mắt, dựa vào yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) của Bắc Kinh, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát khu vực Biển Đông ở phạm vi tối đa. Một khi tuyên bố lập ra (cái gọi là) "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông", Bắc Kinh sẽ buộc phải lo tới vấn đề thực hiện.
Nhìn vào chất lượng và số lượng trang bị, hiện nay, Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực, nhưng Hải quân và Không quân Trung Quốc có thể sẽ phát hiện, giám sát và kiểm soát vùng nhận dạng phòng không ở toàn bộ Biển Đông sẽ là một nhiệm vụ nan giải/gai góc.
Ngoài ra, khi Trung Quốc tuyên bố lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông, các nước như Nhật Bản, Mỹ còn thách thức tuyên bố của Trung Quốc, ép Trung Quốc áp dụng biện pháp thực hiện. Hàng không dân dụng Nhật Bản không thông báo bay qua khu vực này, trong khi đó, Mỹ điều máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực này.
Nếu Trung Quốc lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông", dẫn tới sự đáp trả tương tự của Philippines, Việt Nam và các nước chủ trương chủ quyền Biển Đông khác, thì vùng nhận dạng phòng không sẽ chỉ bộc lộ Trung Quốc bất lực trong (cái gọi là) "quản lý có hiệu quả lãnh thổ mà họ tự tuyên bố có chủ quyền (bất hợp pháp)".
Loại "ưu thế pháp lý" mà Bắc Kinh tìm kiếm có được thông qua Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông này sẽ rất khó thực hiện trong bối cảnh Biển Đông.
Bất chấp tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc, Mỹ vẫn điều máy bay ném bom chiến lược B-52 đến khu vực này |
Hiện nay, do ASEAN không thể cùng đạt được ý kiến thống nhất về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), đối với Bắc Kinh, về chiến lược, tuyên bố lập ra Vùng nhận dạng phòng không sẽ là một hành động "khinh suất".
Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông là trong thời điểm quan hệ Nhật-Trung leo thang căng thẳng, cái giá phải trả đối với Bắc Kinh rất nhỏ. Trong khi đó, xét tới tình hình Biển Đông hiện nay, Trung Quốc không cần thiết lấy Vùng nhận dạng phòng không làm vũ khí phát động "cuộc chiến pháp lý" đối với các nước chủ trương chủ quyền khác.
Nếu giữa các nước chủ trương chủ quyền Biển Đông khác đạt được tiến triển về giải quyết tranh chấp hoặc lập ra “mặt trận thống nhất” đối phó Trung Quốc, thì động lực lập ra Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc sẽ tăng lên.
Trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ lập ra "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông", nhưng điều quan trọng hơn đối với Bắc Kinh là tiến hành làm rõ lý do Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông của họ.
Hiện nay, về mặt pháp lý, Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông không thiếu chỗ “mập mờ”. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ phát hiện, trong ngoại giao song phương với các nước lớn khác có lợi ích ở biển Hoa Đông (bao gồm Mỹ), vùng nhận dạng phòng không vẫn sẽ là một vấn đề phải đối mặt.
Máy bay trinh sát điện tử Tu-154 của Trung Quốc |