Nòng pháo trên tàu khu trục tên lửa mới Type 052D vừa biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 21 tháng 3 năm 2014, bố trí ở Biển Đông. |
Mạng "The Financial Times" Anh ngày 2 tháng 4 đưa tin, dư luận đều biết đến sự tập kết/tích tụ vũ khí của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh tăng trưởng liên tục trong 20 năm. Trong thời gian này, họ đã trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới.
Theo bài báo, căn cứ vào số liệu của tổ chức theo dõi chi tiêu quốc phòng quốc tế - Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc chiếm gần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới, vượt tổng chi tiêu quốc phòng của Nga và Anh.
Nhưng, căn cứ vào số liệu chính thức, tuy Mỹ gặp khó khăn về tài chính, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng chỉ bằng 1/4 của Mỹ.
Tuy nhiên, theo bài báo, điều gây nghi ngại cho dư luận là ảnh hưởng từ sự "tập kết quân sự" của Trung Quốc gây ra đối với toàn bộ châu Á. Năm 2012, lần đầu tiên từ thời cận đại đến nay, các nước châu Á vượt châu Âu về chi tiêu quốc phòng.
Bài báo nhận định rằng , từ Ấn Độ đến Hàn Quốc, từ Việt Nam đến Malaysia, chính phủ các nước khu vực này đang tăng tốc chi tiêu quốc phòng.
Cho dù là Nhật Bản, nước thực hiện "chủ nghĩa hòa bình" và luôn cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong nhiều năm qua, gần đây cũng bắt đầu làm đảo ngược xu thế này, bởi vì họ định vị lại tư thế phòng thủ, mục tiêu là chống lại mối đe dọa Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Tương tự, cùng với việc Trung Quốc trở nên ngày càng lệ thuộc và nhập khẩu nguyên liệu, bất kể là quặng sắt của Brazil hay dầu mỏ của Sudan, Trung Quốc không thích thú gì khi để quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng rơi vào tay Mỹ.
Nhưng, sự tập kết vũ khí của châu Á còn có một vấn đề gây lo ngại hơn khác, đó chính là "hành động - phản ứng hành động" - một cách nói của giáo sư nghiên cứu chiến lược Desmond Bauer, Đại học Australia quốc lập. Nói thẳng ra, ở đây đang diễn ra chạy đua vũ trang kiểu vũ.
Trong cuốn sách mới về Biển Đông mang tên "Lò luyện lớn châu Á", Bob Kaplan cho rằng, đây là "một trong những sự kiện thiếu vắng nhất trên truyền thông tinh hoa mấy chục năm qua".
Tàu ngầm Hà Nội HQ182, tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh HQ183 của Quân đội Việt Nam |
Theo bài báo, có rất nhiều nhân tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang này. Quan trọng nhất là thực lực liên tục tăng cường của Trung Quốc, chính điều này khiến cho các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines cân nhắc tăng cường phòng thủ.
"Điểm tựa" của Washington có thể đã gây lo ngại cho chiến lược "tái cân bằng" châu Á, những tháng ngày hòa bình dưới sự lãnh đạo/thống trị của Mỹ dường nhưng đang gặp khó khăn.
Mà sự lo ngại này cũng đã làm trầm trọng hơn cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Tình hình căng thẳng ngoại giao khác, đặc biệt là tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều đã làm gia tăng xu thế này.
Sự gia tăng đáng chú ý nhất trong cuộc chạy đua vũ trang này xảy ra ở Ấn Độ. Năm 2013, nước này trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của vũ khí Mỹ.
Năm 2010, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Mục đích Ấn Độ mua vũ khí của Mỹ là để rút ngắn khoảng cách công nghệ với Trung Quốc.
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182, tại quân cảng Cam Ranh, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam sẽ sở hữu 6 tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2016. |
Công ty máy bay Dassault của Pháp cũng đang chờ đợi New Delhi hoàn thành một thỏa thuận kéo dài đã lâu, đó là Ấn Độ bỏ ra số tiền 20 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu Rafale. Ấn Độ có chương trình xây dựng hải quân lớn nhất châu Á.
Trên phương diện này, tuyệt đối không phải chỉ có Ấn Độ. Từ năm 2000 đến nay, chi tiêu quốc phòng của Malaysia đã tăng trên gấp đôi.
Singapore theo đuổi sách lược được gọi thân mật là "tôm độc", họ đã đứng vào top 10 thế giới quốc gia nhập khẩu vũ khí. Họ là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á, nhưng có lực lượng không quân mạnh nhất khu vực này.
Ở các khu vực của châu Á, mua sắm tàu ngầm liên tiếp diễn ra. Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam có kế hoạch đến khi kết thúc thập kỷ này mỗi nước mua 6 tàu ngầm. Việt Nam vô cùng lo ngại về việc Trung Quốc từng bước gặm nhấm/thôn tính Biển Đông.
Australia đang ở trong giai đoạn hiện đại hóa quốc phòng quan trọng nhất từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, họ hy vọng tăng thêm 20 tàu ngầm trong 20 năm tới. Tóm lại, các nước châu Á dự tính mua sắm 110 tàu ngầm trong 15 năm tới.
Tàu hộ vệ tên lửa và máy bay trực thăng xuất hiện tại Lễ thượng cờ cấp quốc gia tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3 tháng 4 năm 2014. |
Hàn Quốc cũng đã tăng cường khả năng phòng thủ, dự kiến họ sẽ rất nhanh trở thành một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 10 thế giới. Ngay cả Nhật Bản - nước tự cấm mình xuất khẩu vũ khí kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai - nay cũng đã nới lỏng hạn chế, điều này phần nào là để Nhật Bản có thể tham gia vào các chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí quốc tế, như máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 do Mỹ và các nước khác nghiên cứu chế tạo.
Bài báo cho rằng, đối với cuộc chạy đua vũ trang rất có thể sẽ tăng tốc trong thời gian tới, có 2 sự lo ngại rõ rệt. Thứ nhất, ở một số nước còn tương đối nghèo như Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc, vẫn còn vài trăm triệu người nghèo, điều này đáng để các nước phải cân nhắc.
Thứ hai, đáng quan tâm là, trên thực tế khẳng định tiêu tiền cho những vũ khí hữu dụng. Hầu như mỗi quốc gia châu Á đều đang xây dựng khả năng trên không và trên biển của họ.
Lực lượng tàu ngầm Hải quân Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc |