Khác với Ấn Độ, bất cứ động thái tăng cường sức mạnh quân sự nào của Nhật Bản đều bị Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Ngay sau khi Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo ngày 6 tháng 8 năm 2013, Trung Quốc đã chính thức lên tiếng nói ra nói vào, còn báo chí Trung Quốc được dịp tuyên truyền chống Nhật. |
Ngày 4 tháng 8, tờ "Bưu điện Bangkok" có bài viết cho rằng, do tranh chấp ở biển Hoa Đông giữa Trung-Nhật và tình hình căng thẳng hai nước Nhật Bản-CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường quân sự hóa.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso gần đây tuyên bố, Nhật Bản cần học cách làm né tránh Hiến pháp trước đây của Đức, tuy chính quyền Nhật Bản không sửa đổi điều khoản Hiến pháp do Mỹ đưa ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng lời nói của Taro Aso giống với cam kết nới lỏng hạn chế đối với quân sự Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo bài viết, từ khi lên cầm quyền đến nay, ông Shinzo Abe không ngừng tái khẳng định sẽ tăng cường xây dựng quân sự hóa làm trọng điểm của phương châm quốc phòng, nhằm thực hiện độc lập về quốc phòng, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng minh Mỹ.
Trên thực tế, con số chi tiêu quân sự của Nhật Bản tương đối đáng kinh ngạc, khoảng 50 tỷ USD. Tuy Hiến pháp chỉ cho phép họ có lực lượng quân sự mang tính phòng ngự, cấm phát triển hoặc mua sắm vũ khí mang tính tấn công, nhưng quy định này mơ hồ không rõ ràng.
Bài viết cho rằng, chính quyền của ông Shinzo Abe từ chối thừa nhận quân sự Nhật Bản đã chuyển từ tính phòng ngự sang tính tấn công, giới hạn này càng trở nên mơ hồ khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố báo cáo về tăng cường sức mạnh quân sự vào tháng trước. Báo cáo đề cập đến mua sắm máy bay trinh sát, thành lập lực lượng Thủy quân lục chiến và xem xét nội dung phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Nhật Bản muốn thoát khỏi sự trói buộc của "Hiến pháp hòa bình" và "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", độc lập hơn về quân sự, trở thành quốc gia bình thường. |
Nhưng, theo bài viết, "không còn nghi ngờ gì nữa, lập trường cứng rắn của Nhật Bản là do tranh chấp đảo đá giữa Trung-Nhật gây ra". Bài viết còn cho rằng, có một số người cho rằng, Nhật Bản xuất phát từ mối lo ngại an ninh áp dụng hành động cứng rắn là hợp pháp, và việc Nhật Bản tăng cường xây dựng quân sự hóa có thể cân bằng với vai trò ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.
Tuy nhiên, hầu như có thể khẳng định, Nhật Bản bỏ qua sự trói buộc của Hiến pháp, tăng cường quân sự hóa cuối cùng sẽ làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng. Một khi tình hình mất kiểm soát, chạy đua vũ trang trong khu vực, thậm chí thế giới sẽ không thể tránh khỏi.
Bài viết tiếp tục cho rằng, dựa vào sức mạnh khoa học công nghệ và công nghiệp tiên tiến, Nhật Bản chỉ cần có ý muốn thì sẽ rất nhanh có thể trở thành cường quốc quân sự. Nhưng, do thiếu sự ủng hộ của người dân, mặc dù ngân sách chi tiêu quân sự khổng lồ, Chính phủ Nhật Bản hầu như không sẵn sàng công khai phát triển quân sự.
Nhưng, Trung Quốc luôn lo ngại Nhật Bản có ngày trở thành cường quốc quân sự toàn cầu. Ngoài tranh chấp chủ quyền đảo đá giữa Trung-Nhật, sự bất mãn của Trung Quốc đối với tội phạm Chiến tranh thế giới thứ hai của Nhật Bản và thái độ của Nhật Bản cũng đã làm sâu sắc hơn khoảng cách giữa hai nước.
Bài viết cuối cùng chỉ ra, gần 60 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản luôn bị cưỡng ép yêu cầu áp dụng biện pháp phi quân sự hóa. Nếu tất cả các nước từng phát động chiến tranh xâm lược đều tự giác chấp nhận sự trừng phạt, thì thế giới này sẽ càng an toàn hơn, tốt đẹp hơn.
Nhưng điều này sẽ không thành hiện thực trong ngắn hạn. Đối với vấn đề này, giới chuyên gia Trung Quốc lên tiếng tư vấn rằng Bắc Kinh cần ý thức được rằng, cách làm thông minh nhất để chống lại quân sự hóa ở Nhật Bản chính là giảm mức độ đối đầu giữa Trung-Nhật ở biển Hoa Đông.
Nếu những chủ trương của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được thúc đẩy thực hiện thành công thì trong tương lai Nhật Bản có thể xuất khẩu nhiều loại vũ khí trang bị tiên tiến như tàu tuần tra, tàu ngầm, máy bay v.v... cho bất cứ nước nào. |