Không quân Ấn Độ trưng bày 10 máy bay vận tải C-17 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 11 tháng 5 dẫn tờ "Indian Express" ngày 9 tháng 5 đăng bài viết "Khi ngài Modi đến Trung Quốc".
Theo bài viết, thông thường cho rằng, Trung Quốc và Ấn Độ đang rơi vào một cuộc cạnh tranh chiến lược tổng bằng không. Trung Quốc muốn giành lại bá quyền (quyền bá chủ), coi một nước Ấn Độ mạnh là vật cản.
Ấn Độ lại xác định mình là người lãnh đạo khu vực không tranh cãi ở Nam Á, coi bất cứ ý đồ nào muốn lãnh đạo châu Á của Trung Quốc là mối đe dọa.
Quả thật, hai nước bí mật giao tranh về địa-chính trị, kiềm chế lẫn nhau. Nhưng điều này hoàn toàn không thể phản ánh đầy đủ diện mạo của quan hệ hai nước.
Trung Quốc sợ cái gì thì Ấn Độ nghiên cứu, tự sản xuất, chế tạo cái đó
(GDVN) - Bài viết đề cập đến tính chất mối quan hệ Trung-Ấn trong nhiều mối quan hệ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, khu vực và song phương.Nhà lãnh đạo hai nước thực hiện thành công "vừa đi đường vừa nhai kẹo cao su" (ý là sẽ không được cái này thì mất cái khác), điều này có thể là mặt nổi bật nhất của quan hệ Ấn-Trung.
Mặc dù Ấn-Trung mâu thuẫn về trật tự khu vực châu Á, nghi ngờ lẫn nhau về chiến lược và coi đối phương là mối đe dọa, nhưng hai nước đã thành công trong việc đặt sự cạnh tranh chiến lược trong vòng kiểm soát, đồng thời đã mở rộng lĩnh vực có thể hợp tác.
New Delhi và Bắc Kinh luôn nỗ lực làm tốt quan hệ, điều này có thể nhìn thấy từ tần suất các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau. Khi Thủ tướng Modi đến Bắc Kinh vào tuần tới, sẽ là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 4 trong 12 năm qua của Thủ tướng Ấn Độ; trong thời gian cùng kỳ, New Delhi đón 6 chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Rõ ràng, nếu cạnh tranh chiến lược đầy đối đầu và không tin cậy thì không thể tập trung vào xây dựng được hình tượng này. Giải thích có sức thuyết phục nhất đối với thuật cân bằng tinh tế của các nhà lãnh đạo Ấn-Trung là, hai bên không ai muốn bị bất ngờ kéo vào một cuộc xung đột chiến lược có thể phá hoại sự phát triển kinh tế và bị trả giá đắt.
Không quân Ấn Độ trưng bày 10 máy bay vận tải C-17 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) |
Tránh xung đột cần các nhà lãnh đạo cao nhất hai nước tiếp tục quan tâm. Hai nước đều có hệ thống hành chính khổng lồ, vận hành theo phương thức và kế hoạch của mỗi nước. Thiếu sự phối hợp hoặc trao đổi thường dẫn đến hành vi có thể làm trầm trọng hơn sự không tin cậy, thậm chí gây ra đối đầu bất ngờ.
Một chức năng của hoạt động thăm viếng cấp cao là nhà lãnh đạo cao nhất hiểu được vấn đề nổi cộm chủ yếu của quan hệ song phương, từ đó đưa ra quyết định đối với vấn đề dây dưa kéo dài. Điều này đã tạo ra xu thế tích cực cho thúc đẩy quan hệ hai nước tiến lên.
Quân đội Trung Quốc mất 3 giờ, Ấn Độ mất 1 ngày để đến biên giới Trung-Ấn
(GDVN) - Ấn Độ yêu cầu xây dựng đường giao thông thuận lợi, nhất là khu vực biên giới phía đông với Trung Quốc. Ấn Độ cũng sẽ đẩy mạnh cải cách mua sắm quốc phòng.
Hiển nhiên, chuyến thăm lần này của ông Narendra Modi không thể loại bỏ sự hoài nghi chiến lược ăn sâu trong não của tầng lớp tinh hoa chính trị hai nước. Nhưng, lĩnh vực khó khăn này cũng có thể đạt được tiến triển nhất định.
Ở đây có thể xác định hai bước đi cụ thể cần thiết. Trung Quốc phải xóa bỏ sự nghi ngờ của Ấn Độ đối với kế hoạch xây dựng hạ tầng đầy tham vọng của họ. Ngược lại, nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại Ấn Độ trở thành một quân cờ kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, ông Modi cần xóa bỏ mối lo ngại này.
Một bước đi cụ thể khác là khôi phục đàm phán biên giới đã bị đình trệ. Nếu chuyến thăm Trung Quốc của ông Modi đạt được đột phá trong vấn đề này, thì chuyến thăm Trung Quốc này của ông sẽ được ghi vào lịch sử.