Tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 dài 171,4 m, rộng 24,6 m, mớn nước 9 m, lượng giãn nước đầy 23.000 tấn, tốc độ cao nhất 19 hải lý/giờ, có nhà chứa máy bay cố định, có thể mang theo 1 máy bay trực thăng Z-8 hoặc máy bay trực thăng cỡ lớn cấp tương đương. Trong hình là tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ thuộc Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Hoàn Cầu" ngày 2 tháng 11 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 31 tháng 10 đưa tin, không có cảng biển nước ngoài để tiếp tục tiếp tế, Hải quân Trung Quốc sẽ không thể duy trì tàu chiến quy mô lớn ở vùng biển cách xa Trung Quốc, Trung Quốc hoàn toàn không nghi ngờ điểm này.
Vì vậy, chính quyền Bắc Kinh đang chế tạo nhiều tàu tiếp tế hơn cho Hải quân Trung Quốc. Bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm khi hoạt động ở phía đông Australia gần đây, đơn đặt hàng mua sắm tàu tiếp tế Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Tàu tiếp tế phụ trách cung cấp nhiên liệu, nước uống, thức ăn và các vật tư khác cho tàu chiến Hải quân Trung Quốc. Sau khi tiếp tế hết vật tư ở tàu, tàu tiếp tế sẽ đến cảng địa phương tiếp tục bổ sung. Trung Quốc cần nhiều tàu tiếp tế Type 903 hơn để hỗ trợ cho ngày càng nhiều nhiệm vụ huấn luyện ở Tây Thái Bình Dương, Chính phủ Trung Quốc cung cấp tài chính cho vấn đề này.
Theo bài báo, Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ý đồ muốn kiểm soát Biển Đông và đặt ra luật lệ cho điều đó. Đây chính là một trong những nỗ lực để tàu chiến Trung Quốc làm bá chủ các tuyến đường hàng hải quan trọng, nhất là Ấn Độ Dương - nơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc thuê cảng biển ở Ấn Độ Dương (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Kiểm soát Biển Đông là bước đầu tiên, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn hy vọng xây dựng căn cứ ở nước ngoài, chính quyền Bắc Kinh lại không cho phép làm như vậy. Có điều, hiện nay Trung Quốc đang xây dựng quan hệ thương mại với các nước dọc tuyến đường hàng hải, thông thường thông qua xây dựng cảng mới hoặc xây dựng lại cảng hiện có.
Đây là một loại đầu tư thương mại, bởi vậy cảng được hiện đại hóa do doanh nghiệp Trung Quốc kiểm soát. Nhưng, được biết, nước chủ nhà sẽ cho phép tàu chiến Hải quân Trung Quốc tận dụng những cảng này tiến hành tiếp tế bổ sung, đồng thời cho phép thủy thủ trên tàu lên bờ nghỉ ngơi.
Theo bài báo, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều quan hệ cảng biển ở Ấn Độ Dương, làm cho Trung Quốc có khả năng hỗ trợ ngày càng nhiều cho các hoạt động hải quân. Tất cả những bến cảng này đều là cảng thương mại, doanh nghiệp Trung Quốc nâng cấp hoặc xây dựng cảng thương mại và phụ trách kinh doanh cảng.
Đến nay, "chuỗi ngọc trai" được hình thành bởi những cảng này bao gồm cảng Chittagong của Bangladesh, cảng Sittwe và đảo Coco của Myanmar, cảng Hambantota của Sri Lanka, cảng Gwadar của Pakistan cùng với cảng Bagamoyo của Tanzania.
Tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Ấn Độ Dương đã trở thành một tuyến đường thương mại quan trọng, an toàn của tuyến đường thương mại này trở thành vấn đề quan tâm trọng điểm của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này làm cho Ấn Độ phiền lòng, dù sao Trung Quốc luôn tích cực chủ trương hai nước Trung-Ấn tồn tại khu vực biên giới tranh chấp chủ quyền, nhất là ở khu vực Tây Tạng.
Bài báo cho rằng, Ấn Độ hoàn toàn không thể làm gì với "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng của Ấn Độ Dương, tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế rất có sức hấp dẫn đối với tất cả các nước sở tại của "chuỗi ngọc trai", làm cho họ tiếp nhận những nỗ lực xây dựng và quản lý cảng của Trung Quốc.
Trên thực tế, các nước khác rất khó phản đối Trung Quốc xây dựng "chuỗi ngọc trai" ở những nước này, bởi vì những "chuỗi ngọc trai" này hoàn toàn không phải là căn cứ hải quân chính thức.
Đồng thời, Trung Quốc đang cải thiện năng lực mà tàu chiến của họ cần tiếp tế bổ sung khi hoạt động ở những vùng biển có cảng không hữu nghị. Năm 2014, khi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia, Trung Quốc đã chú ý tới tác dụng của loại năng lực này, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tàu tiếp tế.
Tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Trung Quốc đã triển khai hơn 20 tàu chiến ở phía nam Ấn Độ Dương, tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn quốc tế đối với máy bay MH370. Rất rõ ràng, nếu không thể được tiếp tế bổ sung từ cảng Australia lân cận, tàu chiến Trung Quốc sẽ không thể duy trì lâu dài ở vùng biển này.
Bài báo cho rằng, biện pháp kinh điển giải quyết vấn đề này chính là chế tạo một tàu chi viện quy mô lớn, không ngừng cung cấp thức ăn, nhiên liệu và cung ứng khác cho các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ trên biển. Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo loại tàu chiến này, nhưng hiện nay quy mô của nó không đủ để duy trì lâu dài biên đội tàu chiến quy mô lớn.
Trung Quốc không có nhiều khả năng sẽ có được các cảng biển nước ngoài hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng trên biển hiện nay. Trung Quốc có không nhiều đồng minh, như Pakistan, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc đối mặt với đối đầu trực tiếp thì những cảng biển của ba nước này còn lâu mới đủ, bởi vì, một hoặc toàn bộ cảng biển của những nước này sẽ bị các nước xung quanh tồn tại tranh chấp với Trung Quốc phong tỏa.
Không có cảng biển của nước ngoài dùng để tiếp tế bổ sung, Hải quân Trung Quốc sẽ không thể duy trì tàu chiến quy mô lớn ở vùng biển cách xa Trung Quốc, Trung Quốc hoàn toàn không hoài nghi điểm này. Vì vậy, chính quyền Bắc Kinh đang chế tạo nhiều tàu tiếp tế hơn cho Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh: nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Do ảnh hưởng từ kinh nghiệm ở phía đông Australia gần đây, đơn đặt hàng mua sắm tàu tiếp tế của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Khuyết điểm hậu cần này hoàn toàn không phải là bí mật, nhưng trước đó Trung Quốc luôn kín tiếng về điểm này. Mãi đến tháng 4 năm 2014, vấn đề này ngày càng rõ ràng. Có bài báo cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo nhiều tàu chi viện hơn.
Năm 2013, Trung Quốc đã trang bị tàu tiếp tế Type 903 thứ ba và thứ tư của họ. Vì vậy, trong thời gian chưa đến hai năm, Trung Quốc đã chế tạo và hạ thủy 2 tàu tiếp tế Type 903. 2 tàu tiếp tế lớp 23.000 tấn loại này trước đã sớm xuất hiện vào năm 2004.
Tiếp theo, vào năm 2008, những tàu tiếp tế này bắt đầu ngày càng sử dụng thường xuyên để hỗ trợ cho 13 tàu chiến Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở duyên hải Somalia. Thông thường một tàu tiếp tế Type 903 phụ trách 2 tàu chiến (1 tàu hộ vệ, 1 tàu khu trục). Tàu tiếp tế phụ trách cung cấp nhiên liệu, nước uống và các vật tư khác cho tàu chiến Hải quân Trung Quốc.
Sau khi hết vật tư tiếp tế trên tàu, tàu tiếp tế sẽ đến cảng biển địa phương tiếp tục bổ sung. Trung Quốc cần nhiều tàu tiếp tế Type 903 hơn để hỗ trợ cho ngày càng nhiều nhiệm vụ huấn luyện biển xa ở Tây Thái Bình Dương, Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp tài chính cho nó.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh: nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |