Tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì thứ 5 (Type 903A) Trung Quốc, hạ thủy ngày 31 tháng 5 năm 2014 ở Quảng Châu |
Mạng nguyệt san "Khoa học đại chúng" Mỹ ngày 5 tháng 6 đưa tin, vào ngày 31 tháng 5, chiếc tàu tiếp tế tổng hợp Type 903A lớp Phúc Trì thứ 5 của hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở một nhà máy đóng tàu của Quảng Châu.
Theo bài báo, tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 lớp 23.000 tấn có thể mang theo 11.000 tấn tiếp tế, là tàu chở dầu tiếp tế nội địa tiên tiến nhất, lớn nhất của Trung Quốc, có thể cung cấp nhiên liệu và tiếp tế khác cho tàu chiến trên biển.
Bài báo cho rằng, tàu tiếp tế Phúc Trì có thể tiến hành nhiệm vụ tiếp tế trên vùng biển tiếp tế, tiếp tế nhiên liệu và hàng khô cho tàu chiến. Điều này có nghĩa là tàu chiến hải quân Trung Quốc có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra, mà không nhất thiết phải quay trở lại cảng để bổ sung nhiên liệu và thức ăn.
Theo bài báo, đối với bất cứ lực lượng hải quân hiện đại nào muốn thực hiện nhiệm vụ viễn chinh và kiểm soát biển sâu, tàu tiếp tế đều là điều không thể thiếu.
Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ lớp Phúc Trì, số hiệu 886, hạ thủy ngày 21 tháng 7 năm 2003, biên chế cho Hạm đội Đông Hải vào ngày 30 tháng 4 năm 2005. |
Hải quân Mỹ hiện đang sử dụng là tàu tiếp tế lớp 40.000 tấn (hải quân Mỹ cho biết, nó là tàu chở dầu), tổng cộng có 15 chiếc, mỗi chiếc có thể mang theo 25.000 tấn nhiên liệu. Hải quân hoàng gia Anh có 1 tàu tiếp tế lớp 31.000 tấn, có thể mang theo 15.000 tấn nhiên liệu. Hải quân Pháp có 4 tàu tiếp tế lớp 17.000 tấn, mỗi chiếc có thể mang theo khoảng 10.000 tấn nhiên liệu.
Tàu tiếp tế tổng hợp 903A của Trung Quốc được cải tiến trên nền tảng tàu tiếp tế Type 903, có thể mang theo trên 10.000 tấn nhiên liệu, có thể đồng thời tiếp dầu cho 2 tàu chiến.
Hải quân Trung Quốc sử dụng phương pháp tiếp tế "kết nối chiều ngang", cần có kỹ năng chạy cao của hải quân để bảo đảm nhịp nhàng: Tàu chiến và tàu tiếp tế phải chạy song song tốc độ 12 - 16 hải lý/giờ, cách nhau chỉ khoảng 27 m.
Sau đó, tàu tiếp tế phóng dây thép sang tàu nhận tiếp tế, những dây thép này có thể giúp dẫn và nối ống dẫn dầu và dùng để chuyển hàng khô, chẳng hạn như cấp dưỡng (lương thực, rau, thịt...) và đạn dược. Tàu tiếp tế tổng hợp Type 903A còn có thể mang theo 2 máy bay trực thăng Z-8, dùng để vận chuyển vật tư quy mô lớn hơn, chẳng hạn bộ phận máy móc.
Tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ lớp Phúc Trì, số hiệu 887, hạ thủy ngày 1 tháng 7 năm 2003 tại công ty TNHH cổ phần quốc tế đóng tàu Quảng Châu, biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào tháng 4 năm 2004, số hiệu 887. |
Theo bài báo, hoạt động của hải quân Trung Quốc "cần gấp" tàu tiếp tế lớp Phúc Trì. Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ và Thiên Đảo Hồ đã được điều đến vịnh Aden, hỗ trợ cho hoạt động tuần tra tấn công cướp biển của tàu khu trục Trung Quốc.
Tàu tiếp tế Thiên Đảo Hồ còn tiến hành tiếp tế cho tàu chiến hải quân Trung Quốc tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia vào tháng 3 vừa qua.
Ngoài ra, tàu tiếp tế Thiên Đảo Hồ sẽ còn tham gia diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương-2014", dùng để hỗ trợ cho hoạt động của tàu chiến hải quân Trung Quốc.
Bài báo phân tích cho rằng, do Hạm đội Đông Hải đã có 2 tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 (tàu Thiên Đảo Hồ và tàu Sào Hồ), Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Bắc Hải đều mới có 1 chiếc (lần lượt là tàu Vi Sơn Hồ và tàu Thái Hồ), cho nên tàu tiếp tế tổng hợp Type 903A này có thể sẽ điều cho Hạm đội Nam Hải, bởi vì Hạm đội Nam Hải hiện đã triển khai tàu khu trục lớp Lữ Dương III Type 052D, đây là tàu chiến mặt nước tiên tiến nhất của Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải còn phụ trách cái gọi là "bảo vệ lợi ích" (tham vọng đường lưỡi bò phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông bất ổn".
Tàu tiếp tế tổng hợp Thái Hồ lớp Phúc Trì, số hiệu 889, chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Quảng Châu, hạ thủy tháng 3 năm 2012, biên chế cho Hạm đội Bắc Hải ngày 18 tháng 6 năm 2013. |
Bài báo cho rằng, số lượng tàu tiếp tế của hải quân Trung Quốc gia tăng, có nghĩa là Trung Quốc có thể tăng số lượng và thời gian triển khai hải quân ở các vùng biển xa ngoài chuỗi đảo thứ hai như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tàu tiếp tế lớn hơn lớp Phúc Trì - dự kiến có thể sánh ngang tàu tiếp tế lớp Kaiser của hải quân Mỹ - sẽ hỗ trợ cho tàu chiến lớn hơn, chẳng hạn tàu sân bay và tàu tuần dương Type 055.
Về khả năng hậu cần của hải quân Trung Quốc, ngày 28 tháng 4, trang mạng “Chiến lược” Mỹ cho rằng, chiến dịch tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia đã bộc lộ một điểm yếu nghiêm trọng của hải quân Trung Quốc: Nếu không thể cập bến cảng của nước ngoài và được tiếp tế thì quân đội Trung Quốc không thể duy trì lượng lớn tàu chiến ở vùng biển cách xa Trung Quốc.
Do đó, theo bài báo, Trung Quốc chế tạo tàu tiếp tế cỡ lớn với tốc độ rất nhanh, nhưng số lượng còn chưa đủ để duy trì lâu dài một hạm đội lớn. Theo đó, mối đe dọa của hải quân Trung Quốc không hề đáng sợ như tưởng tượng.
Tàu tiếp tế tổng hợp Sào Hồ lớp Phúc Trì, số hiệu 890, chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hỗ Đông, Thượng Hải, hạ thủy ngày 7 tháng 5 năm 2012, biên chế cho Hạm đội Đông Hải ngày 12 tháng 9 năm 2013. |
Tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì Type 903 dài 171,4 m, rộng 24,6 m, mớn nước 9 m, lượng giãn nước đầy 23.000 tấn, 2 động cơ dầu diesel, có thể đồng thời tiếp tế cho 2 tàu trở lên, chủ yếu dùng để tiếp tế biển xa. Tốc độ tối đa 19 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 10.000 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn là 130 người, dung lượng vật tư gồm dầu 10.500 tấn, nước 250 tấn, hàng khô – đạn dược 680 tấn. Trang bị 4 pháo 37 mm. |