Cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 hiện có đều được Trung Quốc triển khai ở Biển Đông. |
Theo bài báo, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự phô trương lần này, bất kể về khả năng tác chiến chỉ huy hiệp đồng, tốc độ chia sẻ thông tin số hóa hay quy mô tham gia diễn tập, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến thực tế, đều có ý đồ phô trương sức mạnh quân sự thực sự của hải quân.
Theo bài báo, có truyền thông Trung Quốc cho rằng, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến nay, ông liên tục nhấn mạnh với quân đội về yêu cầu "có thể đánh trận, đánh thắng trận".
Những năm gần đây, căn cứ vào nhu cầu thực tế của phát triển tình hình quốc tế, Hải quân Trung Quốc đã xác định tư duy chiến lược mới "có thế đánh trận, đánh thắng trận", tất cả huấn luyện xuất phát từ chiến đấu thực tế.
Được biết, Hải quân Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ chiến lược tương lai đại khái bao gồm ba cấp độ, đó là: phòng thủ biển gần (Hoàng Hải), bảo vệ lãnh hải, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi (vùng biển màu xanh lục) và bảo đảm sự thông suốt tuyến đường sinh mệnh trên biển của Trung Quốc (vùng biển màu xanh lam).
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả thống kế số lượng tàu chiến các nước của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế London cho thấy, từ năm 1971 đến năm 1996, quốc gia sở hữu tàu chiến nhiều nhất là Nga; từ năm 1997 đến năm 2006 là Mỹ; sau năm 2008, Trung Quốc vượt lên đứng đầu thế giới.
Ngày 26 tháng 1 năm 2014, tàu hộ vệ hạng nhẹ Yết Dương Type 056 biên chế cho Hạm đội Nam Hải |
Tuy nhiên, theo bài báo, tài liệu được tờ "Jane's Defense Weekly" Anh công bố cho biết, tổng trọng tải của tàu chiến Hải quân Mỹ là 3 triệu tấn, tổng trọng tải tàu chiến Nga là 1,1 triệu tấn, tổng trọng tải của tàu chiến Hải quân Trung Quốc là 800.000 tấn, đứng thứ ba thế giới.
Ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Biển Đông
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 4 đã dẫn hãng tin AP Mỹ cho biết, năm 2013, Trung Quốc biên chế 17 tàu chiến mới, số lượng này đứng đầu thế giới. Dự kiến hơn 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 3 tàu sân bay, từ đó giúp Trung Quốc chiếm ưu thế hơn ở các “vùng biển tranh chấp”. Trong khi thực lực của Hải quân Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, thì thực lực Hải quân Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực do phải cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Con số trên cho thấy, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh, ngân sách quân sự chỉ đứng sau Mỹ đang kích thích nền công nghiệp quốc phòng ngày càng to lớn của nước này. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2014 tăng 12,2%, tăng đến 132 tỷ USD, tiếp tục tốc độ tăng 2 con số hầu như liên tục trong hơn 20 năm qua.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã biên chế chiếc tàu khu trục Type 052D đầu tiên, triển khai ở Biển Đông, đặt tên là Côn Minh, số hiệu 172 - đây được cho là tàu khu trục thế hệ mới. |
Theo tướng lĩnh cấp cao Quân đội Mỹ, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đang tiềm ẩn đe dọa kế hoạch triển khai 60% lực lượng hải quân của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo hãng AP, Hải quân Trung Quốc đang phát triển thành một lực lượng có thể đối kháng với Hải quân Mỹ, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã biên chế vào năm 2012, 2 chiếc khác dự kiến trang bị cho hải quân trước năm 2025, điều này sẽ tăng mạnh khả năng điều động lực lượng quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo bài báo, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ sở hữu tới 78 tàu ngầm. Về số lượng, các bước mở rộng của Hải quân Trung Quốc đã vượt Mỹ và Nga. Mỹ mỗi năm trang bị khoảng 10 tàu chiến chủ yếu, Nga mỗi năm biên chế tàu chiến ít hơn Mỹ.
Căn cứ vào tài liệu công khai của Trung Quốc, năm 2013 Hải quân Trung Quốc biên chế 17 tàu chiến gồm:
Hạm đội Nam Hải được biên chế các tàu: tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A, tàu quét mìn Thường Thục số hiệu 843 Type 081; các tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 gồm tàu Huệ Châu số hiệu 596, tàu Khâm Châu số hiệu 597, tàu Mai Châu số hiệu 584, tàu Bách Sắc số hiệu 585; tàu hộ vệ tên lửa Tam Á số hiệu 574 Type 054A;
Tàu quét mìn Thường Thục Type 081 khởi công chế tạo vào tháng 12 năm 2009, hạ thủy vào tháng 5 năm 2012, biên chế cho đại đội 10, Hạm đội Nam Hải vào ngày 13 tháng 5 năm 2013 |
Hạm đội Đông Hải được biên chế các tàu: tàu khu trục tên lửa Trường Xuân số hiệu 150 Type 052C, tàu hộ vệ hạng nhẹ Bạng Phụ số hiệu 582 Type 056, tàu hộ vệ hạng nhẹ Thượng Nhiêu số hiệu 583 Type 056, tàu tiếp tế tổng hợp Sào Hồ số hiệu 890 Type 903A, tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu số hiệu 151 Type 052C, tàu hộ vệ hạng nhẹ Cát An số hiệu 586 Type 056;
Hạm đội Bắc Hải được biên chế các tàu: tàu hộ vệ hạng nhẹ Đại Đồng số hiệu 580 Type 056, tàu tiếp tế tổng hợp Thái Hồ số hiệu 889 Type 903A, tàu hộ vệ tên lửa Duy Phường số hiệu 550 Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Doanh Khẩu số hiệu 581 Type 056.
Trong đó, số lượng của Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải lần lượt là 7 chiếc, 6 chiếc. Hai phương hướng này (Biển Đông và biển Hoa Đông) sẽ trở thành khu vực trọng điểm triển khai tàu chiến mới và “bảo vệ quyền lợi biển” của Hải quân Trung Quốc trong tương lai (nhưng các nước ven Biển Đông phải cảnh giác: Chủ trương “đường lưỡi bò” ở Biển Đông là chủ trương ăn cướp).
Tàu quét mìn Hạc Sơn Tyoe 081 biên chế cho đại đội 10 Hạm đội Nam Hải ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ Type 903 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |