NH ACB: "Ghế nóng" của CEO 34 tuổi sẽ nhiều thuận lợi lẫn thách thức

23/09/2012 13:12
Hà Nhi
(GDVN) - “Trẻ nhưng tài cao”, “trẻ nhưng có đủ các tố chất để trở thành một lãnh đạo tốt”  – đó là những từ ngữ mà Phó TGĐ Nguyễn Thanh Toại - người phát ngôn của ngân hàng ACB dành cho Tân Chủ tịch HĐQT.
Theo ông Toại, việc ông Trần Hùng Huy (Phó Tổng giám đốc ACB) đảm nhận vị trí "ghế nóng" của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) khi mới 34 tuổi vừa là một khó khăn, thách thức lại vừa là sự thuận lợi. Lãnh đạo của ACB đánh giá: Ông Huy có nền tảng học hành đàng hoàng, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ, năm 2002; Tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ năm 2011. Hơn nữa, vị Tân Chủ tịch ACB này cũng gia nhập vào bộ máy ngân hàng, làm việc trong lĩnh vực này từ khá lâu rồi, từ những năm đầu tiên, từ cấp thấp lên cấp cao của Hội đồng quản trị (vào HĐQT từ năm 2006 và là Phó Tổng giám đốc ACB từ năm 2008).
“Trẻ nhưng tài cao”, “trẻ nhưng có đủ các tố chất để trở thành một lãnh đạo tốt” – đó là những từ ngữ mà Phó TGĐ Nguyễn Thanh Toại dành cho CEO mới của ACB này.
“Trẻ nhưng tài cao”, “trẻ nhưng có đủ các tố chất để trở thành một lãnh đạo tốt”  – đó là những từ ngữ mà Phó TGĐ Nguyễn Thanh Toại dành cho CEO mới của ACB này.
Tuy nhiên, ông Toại cũng đánh giá: Việc Trần Hùng Huy nhậm chức trong thời điểm ngân hàng ACB đang có nhiều biến động về nhân sự cũng là một khó khăn với chàng trai trẻ mới đầy 34 tuổi này. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo ACB đặt niềm tin vào sự điều hành mới của ông Huy, bởi “đằng sau ông Huy còn có sự hỗ trợ của cả hai bố mẹ là những người gạo cội trong ngân hàng. Bố là nguyên Chủ tịch HĐQT ACB Trần Mộng Hùng và mẹ hiện là một thành viên của HĐQT Đặng Thu Thủy” – ông Toại nói.Việc ra đi vào cùng một thời điểm của 3 thành viên chủ chốt trong HĐQT Ngân hàng Á Châu được lãnh đạo ACB nhìn nhận là một sự bất thường. Tuy vậy, người đại diện phát ngôn của ACB khẳng định: Việc từ nhiệm của ông Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT) và 2 Phó Chủ tịch (vì lý do sức khỏe và lý do cá nhân) hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của bộ máy ngân hàng ACB. Ông Toại giải thích: “ACB là một tập thể, đã có đầy đủ các quy trình, quy chuẩn, các cá nhân chỉ giữ vai trò một vị trí trong đó và khi họ từ nhiệm thì sẵn sàng có người thay thế”. Mặc dù vậy, trước các thông tin từ nhiệm của các lãnh đạo cấp cao trong HĐQT của ACB, cổ phiếu ACB cũng đã có những thay đổi nhất định. Ngày 20/9, tại mã ACB có đến hơn 1 triệu đơn vị giá thấp được đặt mua, giúp bên bán bình tĩnh và giá cổ phiếu này chỉ giảm nhẹ khi mở cửa. Trước đó, ngày 19/9, cổ phiếu ACB đã giao dịch khớp lệnh cao nhất 3 năm đồng thời có 34 triệu cổ phiếu chuyển nhượng thảo thuận. Ngày 18/9 cũng diễn ra hiện tượng tháo chạy hàng loạt ở cổ phiếu này. Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, phó TGĐ ACB Nguyễn Thanh Toại nhấn mạnh: Chúng tôi không lo sợ về sự thay đổi trong thời gian gần đây, cũng không có gì phải trấn an khách hàng bởi lẽ tất cả các khách hàng đều đã biết thông tin, chính vì vậy, không ảnh hưởng gì tới giá cổ phiếu trên thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi