Là giảng viên của một trường Đại học ở Hà Nội, có thâm niên khá lâu trong nghề, lại luôn được đánh giá là giáo viên giỏi, nên riêng về khoản kỹ năng sư phạm thì khỏi phải nói, chị Nga chẳng kém ai. Chính vì vậy mà chị rất quan tâm và cẩn thận trong việc học hành của con ở trường cũng như ở già.
Ở trường Đại học, các đồng nghiệp của chị Nga đều rất coi trọng cách dạy con của chị và không ít người coi đó là một phương pháp để học theo. Thực ra phương pháp đó cũng không có gì đặc biệt, chỉ là không bênh con nhưng cũng không hoàn toàn nhất trí theo cô giáo.
Ở trường Đại học, các đồng nghiệp của chị Nga đều rất coi trọng cách dạy con của chị và không ít người coi đó là một phương pháp để học theo. Thực ra phương pháp đó cũng không có gì đặc biệt, chỉ là không bênh con nhưng cũng không hoàn toàn nhất trí theo cô giáo.
Chị Nga có hai con, một trai một gái, con trai học lớp 8 và con gái học lớp 2. Người ta cứ bảo, con cái giờ phải học nhiều, con cái đi học cha mẹ cũng đi học theo, quả chẳng sai tẹo nào. Một người điềm đạm, kiên nhẫn như chị Nga mà nhiều khi cũng cảm thấy vô cùng stress về việc học hành của con.
Con gái chị không được coi là học giỏi nhất lớp nhưng cũng không quá dốt. Chính vì vậy mà việc con gái mang bài kiểm tra văn được 2 điểm về nhà là điều chị không bao giờ nghĩ tới. Xem thật kĩ bài văn kiểm tra của con, với kiến thức văn vốn có của mình, chị không hiểu tại sao bài làm chỉ được có 2 điểm.
Hôm sau, chị mang thắc mắc này lên gặp cô giáo chủ nhiệm lớp con gái (cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo dạy văn). Cô giáo từ chối trả lời lý do và nói, đó là do chấm chéo giữa các lớp nên cô giáo không biết. Chị Nga đề nghị được gặp cô giáo chấm bài văn này của con, nhưng không gặp được.
Rất bức xúc với cách xử lý như vậy, chị lên gặp trực tiếp tổ trưởng bộ môn của trường và nói rành rọt: “Tôi mang bài văn này lên gặp thầy để mong thầy và các thầy cô giáo bộ môn có thể cho tôi biết lý do tại sao bài văn của con tôi lại được 2 điểm. Tôi không đòi hỏi phải tăng điểm cho con, mà chỉ là tôi muốn biết con gái tôi đã sai ở đâu để mà hướng dẫn cháu sửa chữa”.
Từng lời của chị rõ ràng, rành rọt, không đả phá hay gây hấn nhưng buộc các thầy cô giáo bộ môn phải xem xét lại. Hóa ra những gì con gái chị viết trong bài văn kể về việc tốt em thường làm giúp mẹ không trùng với những việc tốt mà cô giáo đưa ra nên cháu chỉ được điểm 2. Cuối cùng, tổ trưởng bộ môn xem xét và quyết định bài kiểm tra của cháu được 6 điểm vì đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận và có viết thêm chút ít.
Từng lời của chị rõ ràng, rành rọt, không đả phá hay gây hấn nhưng buộc các thầy cô giáo bộ môn phải xem xét lại. Hóa ra những gì con gái chị viết trong bài văn kể về việc tốt em thường làm giúp mẹ không trùng với những việc tốt mà cô giáo đưa ra nên cháu chỉ được điểm 2. Cuối cùng, tổ trưởng bộ môn xem xét và quyết định bài kiểm tra của cháu được 6 điểm vì đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận và có viết thêm chút ít.
Đó là trường hợp của con gái. Còn trường hợp của cậu con trai chị cũng liên quan đến cô giáo. Con trai chị vốn không khá tiếng Anh nhưng rất siêng năng học. Trong một lần kiểm tra, cháu được 8 điểm, nhưng cô giáo lại trừ 2 điểm vì quên không ghi tên và ghi rõ trong bài kiểm tra.
Con trai chị vì thế mà vò bài kiểm tra và ném luôn xuống nền, cháu bỏ học 3 buổi tiếng Anh trên lớp. Cô giáo gọi điện về nhà cho chị Nga. Quá bất ngờ vì con trai xưa này không hề như vậy, chị hỏi con thì được con trả lời rằng: Con không thích học môn này, không thích tiếng Anh vì cô giáo không công bằng.
Chị Nga đến gặp cô giáo dạy tiếng Anh và nhỏ nhẹ: “Tôi đã nghe cháu kể lại sự việc nhưng tôi cũng muốn xác minh lại với cô xem cháu nói đúng hay không. Nếu cháu nói sai thì để tôi về dạy cháu thêm”. Cô giáo dạy tiếng Anh thanh minh với chị Nga rằng, việc trừ 2 điểm chỉ là để “dọa cháu thôi, chứ thực ra trong sổ em vẫn ghi là cháu được 8 điểm”.
Lúc này chị Nga mới nói với cô giáo, rằng: “Về mặt sư phạm cô làm thế là sai. Con tôi là học sinh của cô, đáng lẽ cháu nghỉ một buổi là cô nên báo về nhà rồi, chứ đây lại để cháu nghỉ 3 buổi mới báo về cho phụ huynh. Hơn nữa, việc trừ điểm không có căn cứ như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ, người làm giáo viên phải biết rõ việc này hơn phụ huynh học sinh chúng tôi.
Còn việc cháu vò bài kiểm tra và ném luôn xuống lớp ngay lúc đó cô hoàn toàn có thể bắt cháu viết bản kiểm điểm để hứa sẽ thay đổi. Hôm qua tôi cũng đã giải thích rằng cháu làm thế là sai và bắt cháu phải kiểm điểm về hành vi của mình đây”, vừa nói, chị Nga vừa đưa bản kiểm điểm của con cho cô giáo xem. Chị còn đề nghị cô không được nương tay mà bắt cháu phải kiểm điểm trước lớp về hành động của mình để làm gương cho các bạn khác.
Đó chỉ là 2 ví dụ điển hình trong các phương pháp dạy con học của chị Nga. Có người đồng tình, có người không. Có người bảo làm vậy con cái sẽ ỉ lại vào mẹ, có người lại bảo làm vậy con sẽ tự tin hơn và có trách nhiệm với việc mình làm hơn. Riêng với chị Nga, con cái cũng phải được đối xử bình đẳng, đừng lấy danh bố mẹ hay cô giáo ra để áp đặt mọi thứ cho con.
Cái gì con sai, con sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng cái gì con đúng thì kể cả bố mẹ và cô giáo cũng không nên gán cho thành sai. Với lại, không phải lúc nào chị cũng chạy theo cô giáo để “cãi” cho con mình mà chị chỉ “cãi” khi con đúng mà thôi.
Theo MaskOnline