Biển Đông trở thành trung tâm đối đầu nước lớn

20/04/2016 07:03
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng cường đối đầu quân sự ở Biển Đông, biến khu vực này thành "thùng thuốc súng" và nguy cơ xung đột gia tăng.

Biển Đông - trung tâm cơn bão

Đa Chiều ngày 18/4 đã dẫn nhiều nguồn tin đánh giá về cuộc đối đầu Trung-Mỹ hiện nay ở Biển Đông, nhất là liên quan đến sự kiện 2 quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ đều vừa đến Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc

Thời báo New York cho rằng, trong chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton B. Carter, Mỹ đã thể hiện cách làm cứng rắn với Trung Quốc. Điều này phát đi một tín hiệu: Mỹ sẽ cùng các đồng minh ứng phó với các hành động bành trướng không ngừng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng đồng thời hành động của Washington cũng sẽ khiến cho tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về việc Mỹ có ý đồ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đang gia tăng can dự vào các vấn đề của khu vực này, Trung Quốc có thể lấy cớ đó, ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự, bao gồm quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông.

Trong chuyến thăm 6 ngày tới Ấn Độ và Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã đưa ra một số sáng kiện cụ thể. Có thể khẳng định, Mỹ muốn tăng cường quan hệ đồng minh, triển khai nhiều hơn vũ khí và lực lượng ở khu vực này nhằm kiềm chế hoạt động bành trướng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trong khi đó, hãng AFP Pháp cho rằng, truyền thông nhà nước Trung Quốc nhân cơ hội lần này đã tiết lộ thông tin về hoạt động “thị sát” (bất hợp pháp) của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long ở Biển Đông, qua đó, Trung Quốc muốn đáp trả hoạt động tập trận chung của Mỹ-Philippines.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc

Lần này, hai quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đồng thời xuất hiện ở Biển Đông đã phản ánh nhiều tầng ý nghĩa, đặc biệt là thúc đẩy cuộc đối dầu giữa Mỹ-Trung ở Biển Đông nâng lên một cấp độ mới, gây chú ý cho dư luận.

Theo Bloomberg, lần này cạnh tranh an ninh Trung-Mỹ đã thể hiện rõ ràng. Chuyến đi của Phạm Trường Long muốn thể hiện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng: “Tôi đang đợi ông ở đây”.

The Financial Times Anh cho rằng, Trung Quốc và Mỹ nghi ngờ lẫn nhau về chiến lược có thể làm xấu đi tình hình Biển Đông. Mỹ khẳng định họ đang tìm cách bảo vệ luật pháp quốc tế, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng ý đồ thực sự của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc.

Ý thức địa-chính trị của Trung Quốc hiện nay chủ yếu đang bị bao phủ bởi “thuyết ngăn chặn”. Phe cứng rắn ở Trung Quốc đứng đầu là ông Tập Cận Bình muốn thách thức vị thế bảo đảm an ninh khu vực của Mỹ, hơn nữa tìm cách lật đổ các quy tắc quốc tế đang làm nền tảng cho trật tự thế giới hiện nay.

Kết luận này ngày càng chiếm thế thượng phong ở Washington, nó sẽ thúc đẩy chính giới Mỹ chủ trương cứng rắn hơn trong chính sách đối với Trung Quốc. Do đó, Biển Đông sẽ trở thành trung tâm cơn bão của cuộc đối đầu nước lớn. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc

Nguy cơ xung đột

Tờ Daily Telegraph Anh ngày 18/4 cho rằng, nếu Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, Mỹ cũng sẽ tăng cường hiện diện quân sự tương ứng ở Biển Đông, cuối cùng sẽ dẫn tới đối đầu quân sự Trung-Mỹ.

Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR) coi cuộc khủng hoảng biển Hoa Đông và Biển Đông liên quan "mấu chốt" đến lợi ích quốc gia của Mỹ, quan trọng tương đương với các vấn đề như phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên, khủng hoảng Iraq và Syria.

Kết quả phân tích của đội ngũ nghiên cứu về chiến tranh của Đại học King London, Anh cho rằng, tác dụng của các biện pháp ngoại giao của Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông có hạn.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có bất cứ nghị quyết nào ngăn chặn nổ ra chiến tranh, càng không đề cập đến giảm hoạt động quân sự ở Biển Đông. Đàm phán giữa các bên ở Biển Đông có hạn, sự không tin cậy giữa các bên ngày càng tăng.

Tờ The National Interest Mỹ cho rằng, biên đội tàu sân bay USS John C. Stennis gần đây liên tục hoạt động ở Biển Đông cho thấy Mỹ sẽ triển khai nhiều trang bị tiên tiến hơn ở tuyến đầu Đông Á, nhất là ở khu vực Biển Đông nhằm ứng phó xung đột trên biển tiềm tàng giữa Trung-Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc

Đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông đã leo thang lên cấp độ quân sự. Gần đây, Mỹ đã triển khai nhiều loại vũ khí chiến lược ở Biển Đông như tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, cụm tấn công tàu sân bay..., hơn nữa còn tiến hành tập trận chung với tần suất và quy mô lớn. 

Đồng thời, trong thỏa thuận với Philippines, Mỹ có thể sử dụng các căn cứ quân sự của ở nước này như là tiền tuyến để sẵn sàng cho các cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông trong tương lai.

Hiện tại, Mỹ đã quyết định triển khai tạm thời 300 quân và 9 máy bay quân sự ở Philippines; có kế hoạch cung cấp khinh khí cầu quan trắc, bộ cảm biến, radar và thiết bị thông tin trị giá 42 triệu USD cho Philippines dùng để giám sát các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.​

Trong 6 tháng qua, Lầu Năm Góc bắt đầu công khai một chương trình bí mật, đó là bắt đầu phát triển tàu ngầm không người lái (UUV), loại vũ khí này sẽ được triển khai ở Biển Đông trong tương lai để ngăn chặn Trung Quốc.

Bài phát biểu của ông Ashton B. Carter về chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á gần đây đã ám chỉ, loại UUV này sẽ có thể sử dụng ở vùng nước nông như ở Biển Đông, dùng để săn ngầm.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang nghiên cứu phát triển tàu săn ngầm không người lái hoạt động ở mặt nước có tên là Sea Hunter. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work cho biết, tàu này sẽ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương trong 5 năm tới...​

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc

Mỹ cũng chú trọng tăng cường năng lực tác chiến liên hợp với các đồng minh khu vực như Nhật Bản và Philippines. Thời gian tới Mỹ sẽ cùng đồng minh gia tăng các hành động quân sự liên hợp ở khu vực trong đó có Biển Đông, bao gồm tuần tra chung và tập trận chung. 

Đông Bình