Học giả Macau: Tên lửa YJ-62 Trung Quốc có thể đe dọa an ninh biển Việt Nam

25/03/2016 10:18
Hồng Thủy
(GDVN) - "Đó là một mối đe dọa lớn đối với an ninh hàng hải của Việt Nam, và đó cũng là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế", ông Antony Wong Dong nhận xét.

South China Morning Post ngày 25/3 cho hay, tạp chí quân sự IHS Jane Defense Weekly nhận định rằng, qua một số bức ảnh truyền thông quân sự Trung Quốc phát tán trên mạng internet tuần qua về hoạt động tập trận bắn tên lửa chống hạm YJ-62 của Hạm đội Nam Hải, có thể thấy Trung Quốc đã bố trí (bất hợp pháp) loại tên lửa này ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Một trong những bức ảnh chụp tên lửa YJ-62 được Trung Quốc phóng đi trong cuộc tập trận của lữ đoàn tên lửa thuộc Hạm đội Nam Hải, được cho là diễn ra bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: SCMP.
Một trong những bức ảnh chụp tên lửa YJ-62 được Trung Quốc phóng đi trong cuộc tập trận của lữ đoàn tên lửa thuộc Hạm đội Nam Hải, được cho là diễn ra bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: SCMP.

Một Đại tá quân đội Trung Quốc nghỉ hưu nói với South China Morning Post, hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch triển khai (bất hợp pháp) tên lửa YJ-62 lên đảo Phú Lâm từ lâu.

"HQ-9 và YJ-62 sẽ bổ sung cho nhau, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Việc triển khai là 'cần thiết' vì Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ điều động thêm chiến hạm đến Biển Đông", viên Đại tá giấu tên này nói.

Học giả Macau: Tên lửa YJ-62 Trung Quốc có thể đe dọa an ninh biển Việt Nam ảnh 2

Việt Nam nên ứng xử như thế nào với vai trò, hoạt động của Mỹ ở Biển Đông?

(GDVN) - Phải chăng sự hiện diện của Hoa Kỳ "chỉ làm phức tạp thêm tình hình và tạo cớ cho Trung Quốc leo thang" như một số quan điểm lo ngại?

Lương Quốc Lượng, một nhà bình luận Hồng Kông cho rằng, HQ-9 và YJ-62 có thể sử dụng chung một loại ra đa. Cả hai đều được hải quân Trung Quốc trang bị cho khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp 052C.

Ông Lượng nhấn mạnh, việc Bắc Kinh triển khai (bất hợp pháp) tên lửa HQ-9 và bây giờ là YJ-62 ở Phú Lâm, Hoàng Sa là có ý đồ chiến lược, đó là thực thi yêu sách "vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý" (bất hợp pháp) đối với Hoàng Sa.

Xin lưu ý, năm 1996 Trung Quốc công bố cái gọi là "đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải" đối với quần đảo Hoàng Sa. Đây là một hành vi bóp méo luật pháp quốc tế, vận dụng sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về đường cơ sở thẳng áp dụng cho "quốc gia quần đảo", hoặc những đảo có đời sống kinh tế riêng, thích hợp với cuộc sống con người.

Cả Hoàng Sa và Trường Sa đều không đủ điều kiện áp dụng Điều 47 UNCLOS.

Vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, Bắc Kinh cũng rêu rao rằng vị trí hạ đặt 981 năm trong "vùng đặc quyền kinh tế Hoàng Sa". Đó là một cái bẫy pháp lý nhắm tới 2 mục tiêu: Giành sự thừa nhận về "chủ quyền" của Trung Quốc với Hoàng Sa, giành sự thừa nhận yêu sách 200 hải lý vô lý cho Hoàng Sa - PV.

Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.
Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.

Nay với khả năng triển khai các tên lửa có tầm bắn khoảng 300 km bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, theo phân tích của ông Lương Quốc Lượng thì Trung Quốc đang âm mưu hiện thực hóa yêu sách vô lý, phi pháp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa.

Học giả Macau, Antony Wong Dong lưu ý, tầm bắn của cả HQ-9 và YJ-62 đặt ở Phú Lâm có thể đe dọa đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Riêng YJ-62 thậm chí có tầm bắn xa hơn.

"Đó là một mối đe dọa lớn đối với an ninh hàng hải của Việt Nam, và đó cũng là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế", ông Antony Wong Dong nhận xét.

Học giả Macau: Tên lửa YJ-62 Trung Quốc có thể đe dọa an ninh biển Việt Nam ảnh 4

Mỹ phá yêu sách đường cơ sở thẳng phi pháp Trung Quốc vẽ ở Hoàng Sa

(GDVN) - Washington không công nhận đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải mà Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa theo phương pháp đường cơ sở thẳng, nối 28 điểm...

Bình luận về thông tin này, diễn đàn quân sự Trung Quốc dingsheng.com ngày 24/3 cho rằng, tầm bắn của YJ-62 Trung Quốc đặt (bất hợp pháp) ở Phú Lâm bao trùm lên 3 trong số 4 căn cứ hải quân trọng yếu của Việt Nam, bao gồm cảng Cam Ranh.

Diễn đàn này cho rằng, việc Trung Quốc bố trí YJ-62 ở Phú Lâm, Hoàng Sa là để "trả đũa" việc Nhật Bản cho 2 khu trục hạm thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra mạng lưới hỏa lực bảo vệ cho các căn cứ hải quân trọng yếu của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Thận trọng hơn, học giả Harry J.Kazianis từ Quỹ Potomac bình luận trên The National Interest, "nếu" thông tin Trung Quốc triển khai YJ-62 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa được xác minh, thì đây là một hành vi leo thang mới hết sức nguy hiểm của Bắc Kinh trên Biển Đông. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ còn leo thang hung hăng hơn.

Hồng Thủy