NATO kêu gọi tăng chi cho quân sự để ngăn chặn Nga "vẽ lại biên giới"

07/04/2014 08:53
Nguyễn Hường
(GDVN) - Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã lên tiếng kêu gọi các đồng minh chi nhiều hơn cho quốc phòng để ngăn chặn cuộc "xâm lược" của Nga ở Ukraine.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã lên tiếng kêu gọi các đồng minh chi nhiều hơn cho quốc phòng để hiện đại hóa lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho một cuộc "xâm lược" của Nga tại Ukraine, Telegraph ngày 6/4 đưa tin cho biết.

Trong một bài viết gửi cho Telegraph, ông Rasmussen đã cảnh báo các thành viên NATO hiện đại hóa lực lượng vũ trang của để ngăn chặn Nga vẽ lại biên giới châu Âu.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen

"Mỗi đồng minh cần đầu tư các nguồn lực cần thiết trong khả năng của mình. Điều đó có nghĩa là các thiết bị hiện đại, đào tạo chuyên sâu hơn, hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đồng minh NATO và các đối tác của chúng ta. Tôi biết điều đó là thách thức trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhưng tình hình an ninh khiến nó trở lên quan trọng hơn", ông nói thêm.
Ông Rasmussen cho biết thêm: "Về lâu dài, an ninh suy giảm sẽ tốn kém hơn các khoản đầu tư bây giờ".
Gánh nặng bảo vệ 28 thành viên của NATO ngày càng lớn khi mà chi phí cho hoạt động của nó phần lớn đến từ Mỹ, quốc gia đã đóng góp 72% ngân sách chi tiêu quốc phòng của NATO trong năm 2013, tăng lớn so với mức 59% trong năm 1995.

Điều này phản ánh tình trạng cắt giảm ngân sách quân sự trên khắp châu Âu. Trong số 25 thành viên châu Âu của NATO, chỉ có Anh, Hy Lạp và Estonia chi ít nhất 2% tổng ngân sách cho quốc phòng hồi năm ngoái. Còn lại có mức chi trung bình chỉ 1,3%. Mỹ ngược lại, chi 4,4% thu nhập quốc dân cho quốc phòng.

Xe bọc thép Nga lái xe trên đường Simferopol và Sevastopol
Xe bọc thép Nga lái xe trên đường Simferopol và Sevastopol
Nhiều quan chức quân sự cấp cao đã không ít lần cảnh báo về tác động của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh. Tướng Richard Shirreff, một cựu Phó Tư lệnh của NATO mô tả việc cắt giảm trong quân đội là "địa ngục của sự rủi ro".
Phản ứng với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, NATO đã triển khai chiến đấu cơ bảo vệ 3 thành viên Đông Âu gần Nga nhất là Estonia, Latvia và Lithuania. Ngoài ra, máy bay cảnh báo sớm AWACS đã được gửi đến tuần tra trên bầu trời của Ba Lan và Romania.
Tuy nhiên, Ba Lan muốn triển khai thường trực lực lượng NATO trên lãnh thổ của mình và đã chính thức yêu cầu hai lữ đoàn bộ binh bọc thép tổng cộng 10.000 quân. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được đáp lại rõ ràng.
Tuy nhiên, ông Rasmussen đã khẳng định phương châm: "Mọi người vì một người, một người vì mọi người và đoàn kết là sức mạnh của chúng tôi". Ông cũng cáo buộc "Nga xâm lược bất hợp pháp Ukraine" và cho biết tổ chức quân sự này đã sẵn sàng thực hiện các bước xa hơn để củng cố an ninh trong liên minh.
Tổng thư ký NATO cũng xem vụ sáp nhập Crimea là "cố gắng quay ngược thời gian và gây ảnh hưởng mới ở châu Âu" của Kremlin. Theo ông, EU phải đổi mới tốt hơn để đối phó với điều này.
Nguyễn Hường