Vương Anh Phàm, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tham gia đối thoại, mặc cả với Nhật Bản về ADIZ Hoa Đông từ đầu năm 2010. |
"Chúng ta nên làm gì với các khu vực chồng chéo của ADIZ Trung Quốc với Nhật Bản?", một viên tướng giấu tên từ học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã hỏi các đối tác Nhật Bản trong một cuộc họp không chính thức.
Mainichi Shimbun đưa tin, thông báo ADIZ của Trung Quốc tuyên bố 7 tuần trước bao gồm cả nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư là ít bất ngờ hơn so với phiên bản ban đầu.
Tờ báo Nhật Bản cho hay họ đang có trong tay bản tài liệu về cuộc họp của quỹ nghiên cứu Quốc tế và chiến lược Trung Quốc, một tổ chức cố vấn quân sự của chính quyền Bắc Kinh nhóm họp hôm 14, 14/5/2010.
2 đại diện của quân đội Trung Quốc tham gia, bao gồm 1 Thiếu tướng và 1 Chuẩn đô đốc Hải quân đã đề xuất quân đội Trung - Nhật cần làm việc cùng nhau để vạch ra các quy tắc tránh xung đột trên những khu vực ADIZ hai bên tuyên bố chồng chéo lẫn nhau.
Ông Nobuo Ishihara, cựu Phó Tổng thư ký Nội các Nhật Bản kiêm trưởng đoàn đàm phán đi Trung Quốc tháng 5/2010. |
ADIZ Bắc Kinh đưa ra cho phía Nhật Bản xem gần giống phiên bản ADIZ Trung Quốc tuyên bố áp đặt ở Hoa Đông từ 23/11/2013.
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia về ngoại giao quân sự tại Thượng Hải nói với Bưu điện Hoa Nam, thông tin này không đáng ngạc nhiên. "Năm 2010 Trung Quốc đã nói với Nhật Bản về ADIZ và nó là 1 trong nhiều con bài để mặc cả".
Trung Quốc cũng có quyền thiết lập một ADIZ như Nhật Bản, khi mối quan hệ 2 nước xấu đi, Bắc Kinh đã sử dụng con bài này và "xu hướng đó sẽ còn tiếp tục", ông Hùng khẳng định.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Anh Phàm hiện đang là đặc phái viên lưu động dẫn đầu các cuộc đàm phán với phái đoàn Nhật Bản. Nhóm của ông bao gồm các thành viên từ học viện Quốc phòng Trung Quốc và học viện Kỹ thuật quân sự Trung Quốc.
Đoàn đại biểu chính thức của Nhật bản được lãnh đạo bởi cựu Phó Tổng thư ký Nội các Nobuo Ishihara. Các cuộc đàm phán Trung - Nhật giữa 2 đoàn chuyên viên này không được đưa tin trước đó, nhưng ít nhất có 3 bản tin từ Hà Nam và Giang Tô hồi tháng 5/2010 cho biết ông Nobuo Ishihara đã tới thăm Trung Quốc thời gian này.