Lưu Á Châu, lon Thượng tướng không quân Trung Quốc. |
Ý kiến "cấp tiến", hiếu chiến của Lưu Á Châu không phản ánh chính sách chính thức của giới cầm quyền Bắc Kinh, các nhà phân tích quân sự khác nói với Bưu điện Hoa Nam trong khi ông Châu khẳng định, muốn sánh ngang với quân đội Mỹ thì Bắc Kinh không nên bỏ qua những cơ hội thử nghiệm trên Biển Đông, Hoa Đông.
"Một quân đội thất bại để giành chiến thắng chẳng có gì đáng nói. Ở các khu vực biên giới nơi quân đội Trung Quốc giành được chiến thắng đã trở nên hòa bình, ổn định hơn, nhưng cũng có những nơi Trung Quốc đã quá nhút nhát với những tranh chấp", Lưu Á Châu nói với tạp chí Quốc phòng tham khảo.
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu. |
"Phát biểu của Lưu Á Châu chỉ đại diện cho quan điểm của ông ta hay một số quan chức quân sự cấp cao, nhưng không phải là cả quân đội Trung Quốc", Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng về hưu nhận xét.
"Ông Lưu Á Châu phát biểu những điều này chắc chắn nhằm mục đích lấy lòng Tập Cận Bình và ông Bình cũng cần nó để làm nổi bật khu nhận diện phòng không được quân đội hỗ trợ", Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự Macau nhận xét.
Lưu Á Châu đang tìm cách bảo vệ các hoạt động leo thang quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.
Viên Thượng tướng này cho biết, Trung Quốc đã không tham gia cuộc chiến tranh nào kể từ năm 1979 tấn công Việt Nam trong khi quân đội Mỹ đã chỉ huy nhiều chiến dịch phức tạp trong những thập kỷ gần đây.
Dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, quân đội Trung Quốc đã từng chiến đấu với lính Mỹ tại bán đảo Triều Tiên những năm 1950, xung đột biên giới Trung - Ấn năm 1962, một trận chiến với Liên Xô tại đảo Damansky năm 1969.
Một số học giả, tướng tá Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến. Hình minh họa. |
Lưu Á Châu cho rằng hiện tại quân đội Trung Quốc đã có "một cơ hội chiến lược" để tăng cường khả năng quân sự của mình để bảo vệ yêu sách "chủ quyền" vô lý và phi pháp của họ ở Biển Đông, Hoa Đông.
Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân từ Bắc Kinh nhận xét, an ninh biên giới của Trung Quốc không thể dựa vào sức mạnh quân sự bởi Trung Quốc có hơn 20 quốc gia láng giềng và lập luận của ông Châu rằng quân đội Trung Quốc đã mang lại hòa bình và ổn định cho tuyến biên giới của mình là một sai lầm.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Dương Niệm Tổ cho biết, nhận xét của Lưu Á Châu nhằm kích thích tinh thần quân đội Trung Quốc vượt qua các bài tập cường độ cao đi kèm với cải cách quân sự để thực hiện yêu cầu của Tập Cận Bình khi lên nắm quyền.
Tuy nhiên ý kiến của Lưu Á Châu không có nghĩa là Bắc Kinh lập tức sẽ có hành động quân sự để giải quyết vấn đề lãnh thổ vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Dương Niệm Tổ cho biết.