Làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ?

24/03/2019 06:14
An Nhiên (theo boldsky)
(GDVN) - Người ta ước tính rằng, trào ngược axit có thể xảy ra hàng ngày ở khoảng 70% trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Trào ngược axit ở trẻ sơ sinh thường được dân ta gọi là “trớ”. Đây là một vấn đề rất phổ biến, hay xảy ra lúc bé ho, khóc trong hoặc ngay sau khi ăn.

Các triệu chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh

- Ho, đặc biệt là sau khi uống sữa hay bú mẹ

- Quấy khóc

- Nôn trớ nhiều, đặc biệt là sau khi bú

- Bú kém hoặc không chịu bú

- Sụt cân

- Chậm tăng cân 

- Thở khò khè và gặp vấn đề về hô hấp

Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh (Ảnh: theo boldsky).
Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh (Ảnh: theo boldsky).

Một số biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị trào ngược axit hiệu quả ở trẻ sơ sinh

1. Chế độ ăn kiêng cho mẹ 

Trong trường hợp em bé được bú mẹ hoàn toàn, trào ngược axit có thể gây ra do dị ứng với thứ gì đó trong chế độ ăn của mẹ. 

Chính vì lý do này mà các bà mẹ thường được khuyên nên tránh một số loại thực phẩm như trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì… để không gây ra bất kỳ phản ứng vô ý nào với trẻ. 

2. Hạt cây thì là 

Ngoài việc giảm bớt sự tích tụ khí trong dạ dày của em bé, hạt cây thì là cũng có tác dụng chống co thắt ở ruột, thúc đẩy tiêu hóa. 

Bạn chỉ cần đun một muỗng cà phê hạt thì là trong vài phút rồi để nguội. Nước hạt thì là có thể cung cấp cho em bé với liều lượng nhỏ trong suốt cả ngày để loại bỏ axit và đầy hơi. 

3. Bạc hà 

Bạc hà với tác dụng làm mát hệ thống tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược axit và cũng giúp giảm viêm. 

Có hai cách sử dụng bạc hà để làm giảm các triệu chứng trào ngược axit, đó là cách xoa bóp bụng bé nhẹ nhàng với một vài giọt bạc hà trộn với một muỗng dầu ô liu, hoặc bạn có thể cho trẻ uống trà bạc hà hai đến ba lần một ngày. 

4. Dầu dừa 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ? ảnh 2Các biện pháp giúp giảm bớt nghẹt mũi ở trẻ nhỏ tại nhà

Chứa axit lauric, dầu dừa cũng giúp giảm viêm do trào ngược axit và giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 

Ngoài việc xoa hỗn hợp dầu gừng và dầu dừa lên dạ dày của bé, bạn cũng có thể thêm nửa thìa dầu dừa nguyên chất vào bát ngũ cốc của bé. 

Khi phụ nữ mang thai cũng được khuyên nên thường xuyên sử dụng dầu dừa tinh khiết để tăng cường khả năng miễn dịch của em bé trong bụng mẹ. 

5. Massage 

Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng liệu pháp xoa bóp có thể kiểm soát chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh chủ yếu do sự giải phóng cortisol từ não. Massage làm cho bé cảm thấy tốt hơn và giảm căng thẳng. 

6. Giấm táo

Ngoài việc là một phương thuốc tốt cho trẻ sơ sinh bị trào ngược axit, giấm táo cũng được biết đến để tăng cường khả năng miễn dịch. 

7. Hoa cúc 

Là một loại thảo dược tuyệt vời khác để điều trị trào ngược axit hiệu quả, hoa cúc có đặc tính an thần giúp giảm đau bụng cũng như hỗ trợ tiêu hóa. 

Trộn khoảng một nửa muỗng cà phê hoa cúc khô trong nước nóng rồi để nguội. Cho bé uống trà hoa cúc này để giảm chứng trào ngược axit. 

8. Bế em bé theo tư thế thẳng đứng 

Các nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, bế em bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 30-45 phút sau mỗi lần cho ăn, có thể làm giảm đáng kể khả năng trào ngược axit.

Bằng cách áp dụng các phương pháp tự nhiên đã đề cập ở trên, bạn có thể tự mình nhìn thấy những thay đổi tích cực ở em bé bị trào ngược axit.

An Nhiên (theo boldsky)