Thế giới đang bùng phát dịch cúm gia cầm mới

19/11/2014 10:22
Thùy Linh
(GDVN) - Tính đến nay, các trường hợp cúm gia cầm ở châu Âu đã được xác định là chủng H5N8.

Chủng cúm H5N8 đã được xác định tại một trang trại vịt ở Anh và trang trại gà ở Hà Lan. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng mọi người không nên sợ hãi.

Đâu là những trường hợp mới nhất?

Vừa qua vào ngày 17/11, dịch cúm gia cầm đã được xác nhận tại một trang trại vịt ở Đông Yorkshire. Một ngày sau, dịch cúm gia cầm được phát hiện tại một trang trại trứng ở Hà Lan.

Theo BBC, chính phủ Hà Lan đã đưa ra lệnh cấm vận chuyển gia cầm và trứng 3 ngày. Trong khi đó, đầu tháng 11, dịch cúm gia cầm cũng xuất hiện ở Đức.

Hoảng sợ hay không?

Trước hết, chúng ta cần phải lưu ý rằng có một số chủng cúm chỉ xuất hiện ở gia cầm và các chủng cúm gần đây cho tới nay chỉ xuất hiện ở các loài chim, hoàn toàn chưa ảnh hưởng đến con người mà chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Chính phủ Hà Lan và Đức xác định chủng cúm đó là cúm H5N8- một loại virus rất dễ lây lan nhưng không bao giờ tìm thấy ở người.

Mặc dù, hiện chính phủ Anh chưa công bố chủng cúm gia cầm ở trang trại vịt nhưng theo họ xác nhận thì đó không phải là H5N1.

Liệu có chắc chắn không ảnh hưởng tới con người?

Các chuyên gia cho rằng không hoàn toàn loại trừ khả năng lây nhiễm sang người.

Theo tiến sỹ Amesh Adalja- cộng tác viên cao cấp của Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh cho biết: Đây là chủng cúm được biết đến không lây nhiễm sang người nhưng dựa trên kinh nghiệm với H5N1 cứ ngỡ không thể lây sang người nhưng thực tế nó lại có khả năng đó.

Tuy nhiên tính đến nay, khả năng virus cúm gia cầm truyền sang người là rất hạn chế. Cho nên, mọi người đừng quá hoảng sợ.

Mặc dù, việc xử lý gia cầm nhiễm cúm có nguy cơ gây nhiễm trùng và sẽ tạo cơ hội bùng nổ dịch cũng như nguy cơ lây sang người hay không?”.

H5N1 và những điều chưa biết

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết: H5N1 là chủng cúm lây truyền từ chim sang người và nó gây nhiễm hơn 600 người ở 15 quốc gia kể từ tháng 11/2003.

Đa số các trường hợp nhiễm bệnh là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với gia cầm bị bệnh hoặc gia cầm chết. Chủng cúm hoàn toàn không truyền từ người sang người.

Làm gì để ngăn ngừa?

CDC công bố trên tờ báo Time cho rằng: Vắc- xin không phải là biện pháp hữu hiệu và có khả năng một người sẽ đòi hỏi nhiều hơn 1 liều. Hiện các nhà nghiên cứu đang làm việc dựa trên nhiều vắc- xin cho dịch cúm gia cầm và các chủng khác. C

ho nên, cách tốt nhất bây giờ là ngăn chặn sự lây lan của bệnh để giảm thiểu số lượng nạn nhân tới mức ít nhất.

Adalja cho rằng: “ Dịch cúm gia cầm được biết đến như bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn. Một vài loại virus như H5N1, H7N9 dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và mức độ lây lan rộng khắp giữa các quốc gia”.

Tính đến hiện tại thì mọi người đừng quá lo lắng vì chủng cúm mà điều quan trọng là cộng đồng thế giới cần chú ý đến các chủng cúm khác nhau để hỗ trợ vắc- xin và cho ra đời thuốc để trị virus đó.

Thùy Linh