Giáo viên không hưởng lương từ ngân sách
Trãi qua 30 năm hoạt động, lớp học tình thương Phước Thiện của cô Đặng Thị Thu Thảo (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) đã dạy cho gần 3.000 lượt học sinh.
Các em học sinh đã trưởng thành và tự nuôi sống được bản thân. Nhiều em thành đạt trong công việc lại tìm về lớp để thi thoảng hỗ trợ không về vật chất cũng về mặt tinh thần cho lớp học.
Cô giáo Đặng Thị Thu Thảo. (Ảnh: H.L) |
Lớp học lúc nào cũng rộn tiếng ê a học bài, đọc từng con chữ, nhẩm từng con số của các em.
Sinh hoạt thường nhật của lớp, buổi sáng phụ huynh đưa các em đến học. Có những vị phụ huynh dúi cho con 10 ngàn đồng để ăn sáng rồi giao phó cho cô Thảo.
Trưa học xong, các em được các cô lo cho bữa ăn trưa miễn phí. Đến chiều, các em tiếp tục cho việc học của mình.
Cuối buổi, phụ huynh đến rước các em về sau một ngày tất bật mưu sinh. Có nhiều em học sinh, khi thành phố lên đèn, phụ huynh mới đến rước các em trong trạng thái bơ phờ mệt nhoài.
Việc dạy dỗ, cô Thảo chỉ trang bị cho các em kiến thức, dạy cho các em những hành trang cần thiết để bước vào cấp học cao hơn. Cô còn dạy cho các em hành trang để vững bước vào đời.
Đến những buổi thi, đề thi và các bài kiểm tra đều do Trường Tiểu học Tân Quy (quận 7) phân phối đến lớp. Các em vẫn phải trãi qua những bài kiểm tra để hoàn thành khóa học.
Cô Thảo là một trong những giáo viên đặc biệt nhất của ngành giáo dục. Cô có tên trong danh sách của trường nhưng không nhận bất kỳ một đồng lương nào từ ngành giáo dục.
Trãi qua quá trình dạy, cô Thảo đã nhuần nhuyễn với những bài giảng cho các em học sinh. Chương trình cải cách hay những đợt thay đổi sách giáo khoa, cô lại lên mạng để tìm hiểu, cập nhật các kiến thức cần thiết.
Cô Thảo cũng có những phương pháp dạy đặc biệt của riêng mình để truyền đạt cho những em bị khiếm khuyết trí não. Cô chăm chỉ lên mạng tìm tài liệu về viết chữ đẹp, về cách dạy cho các em dễ hấp thụ kiến thức và nhớ ngay tại lớp.
Cầm tờ giấy A4 trên tay, cô Thảo nói vừa in ra trên mạng để cho các em tập đồ theo.
Lớp học không quan tâm đến điểm số
Học sinh của cô Thảo đa dạng về tính cách. Có những em rất ngoan, nghe lời cô nhưng cũng có những em khó bảo. Cô Thảo không thể nào răn đe bằn cách đánh các em mà phải hướng dẫn, dẫn dụ các em từng bước một để chú tâm vào học tập.
Cô Thảo chỉ tay về phía em học sinh nam đang ngồi cặm cụi dùng cây viết vẽ những hình thù quái dị trên tờ giấy. Em học sinh này thích ngồi chơi và không chịu viết bài theo sự hướng dẫn của cô.
Các em học sinh học trong lớp học tình thương Phước Thiện. (Ảnh: H.L) |
Thấy vậy, nhưng khi la mắng hoặc nói nặng là cậu học sinh sẽ rơi nước mắt và khóc thành tiếng…. Cô Thảo thỉnh thoảng có mời phụ huynh để than phiền nhưng vị phụ huynh lại không đến và nại lý do bận đi làm đến tối.
Phụ huynh phó thác việc dạy dỗ cậu học sinh này cho cô Thảo.
Hơn 70 học sinh trong lớp, cô Thảo phải hiểu tâm tính từng em một để tìm cách dạy dỗ học sinh một cách hợp lý. Mỗi em dạy một phương pháp khác nhau.
Lớp học đặc biệt chưa từng thấy ở Sài Gòn |
Phụ huynh có con theo học ở lớp tình thương Phước Thiện cũng không chú trọng vào điểm số hay những gì có thể dung nạp được trên lớp.
Các phụ huynh chỉ quan tâm các em ngoan, hiền và đặc biệt là đọc rành từng con chữ, làm từng con số. Với những phụ huynh để ý đến con em hơn thì chỉ quan tâm cuối năm các em có được lên lớp hay không (?!)
Như đã đề cập, học sinh ở lớp học của cô Thảo có những em học 3 năm 1 lớp. Nếu liên tục 3 năm, học sinh không thể lên lớp kế tiếp thì buộc phải “ra trường” để nhường chỗ cho các em khác theo quy định.
Phụ huynh nào mong muốn các em được học để biết chữ, cô Thảo vẫn tiếp tục nhận các em nhưng kết quả sẽ không được công nhận tại Trường Tiểu học Tân Quy theo đúng quy định.
Ở trường, các em học sinh bước vào lớp 1 là đã biết đọc và viết; nhưng tại lớp của cô Thảo, các em bắt đầu học lớp 1 chưa thể nhận được mặt con chữ, con số. Thậm chí, có những em còn không biết cầm cây viết đúng quy cách.
Cô Thảo kể, nhiều em còn được cô hướng dẫn thế nào là “ô ly” trên trang vở trắng tinh.
Học ở lớp tình thương Phước Thiện những học sinh nào lên được lớp 5 và gần như sẽ theo suốt con đường học vấn ở phía trước.
Nhiều học sinh đang gắn bó với lớp học tình thương Phước Thiện đã phải chuyển chỗ ở nên chuyển lớp, chuyển trường. Các em đi nơi khác vẫn nhớ đến cô Thảo, luôn viết thư hay gọi điện để hỏi thăm.
(còn tiếp)