Cán bộ được phép nhận quà không quá 2 triệu đồng
Hôm 24/6, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, lấy ý kiến).
Một trong những điểm đáng chú ý trong Dự án Luật này được quy định tại điều 25 về việc tặng quà và nhận quà tặng.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để tặng quà theo đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và phải công khai việc tặng quà.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi huy động các nguồn lực xã hội để gây quỹ sử dụng cho việc tặng quà vì mục đích từ thiện thì phải công khai và giải trình về việc huy động, đóng góp, quản lý và sử dụng nguồn lực được huy động.
"Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Ảnh minh họa. |
Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được phép nhận quà tặng mang tính chất lưu niệm và có giá trị đến 2 triệu đồng trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Trường hợp quà tặng có giá trị trên 2 triệu đồng, thì người nhận quà phải nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình", Dự thảo luật nêu rõ.
Dự thảo Luật cũng chỉ rõ, người nộp lại quà tặng theo quy định được ưu tiên mua lại quà tặng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc tổ chức bán quà tặng.
Tiền thu được từ việc bán quá tặng, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc bán quà tặng phải được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Xác định rõ đối tượng kê khai, xử lý tài sản kê khai không trung thực
Trong Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng lần này, đối tượng kê khai tài sản có sự điều chỉnh lớn đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức khi được bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác được giao biên chế và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, để phù hợp với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với khu vực ngoài nhà nước, Dự thảo đã quy định người có nghĩa vụ kê khai bao gồm cả những người làm việc trong công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Ảnh minh họa của Báo Lao động. |
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng có sự điều chỉnh cho rõ ràng hơn về nghĩa vụ kê khai tài sản. Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai và kê khai bổ sung tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
Dự thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của nội hàm và mục đích của minh bạch tài sản, thu nhập trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
“Minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm việc
Đề xuất in toàn tiền 20.000 đồng để chống tham nhũng: Lạ, vô tác dụng |
kê khai tài sản, thu nhập, quản lý và công khai bản kê khai, xác minh, giải trình, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đặc biệt, để khắc phục tính hình thức, Dự thảo lần này đã bổ sung quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Thanh tra Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ chức - cán bộ tại nơi không có cơ quan thanh tra; Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy; Thanh tra tỉnh”, văn bản dự thảo nêu rõ.
Về phương án xử lý tài sản tham nhũng, Dự thảo nêu rõ:
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng đề xuất Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tích hợp, xây dựng, thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về bản kê khai tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì, điều phối và hướng dẫn cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập trong việc xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu về bản kê khai tài sản, thu nhập. |
"Nếu kết luận tài sản, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai, thì cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý thuế xem xét, xử lý và truy thu thuế nếu người có nghĩa vụ kê khai giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập chênh lệch; hoặc khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án cấp có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu không giải trình được một cách hợp lý”.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu phát hiện tài sản, thu nhập của người kê khai không được kê khai trung thực thì phải chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan để cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo trình tự, thủ tục…