Văn phòng hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân đã bịa đặt, xuyên tạc thông tin liên quan đến việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng.
Văn phòng Hội đồng nhân dân Đà Nẵng đề nghị xử lý các thông tin xuyên tạc, bịa đặt về việc miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. |
Theo văn bản này, tại phiên họp nội bộ của kỳ họp thứ tư Hội đồng dân thành phố Đà Nẵng khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7/7 đã xem xét, quyết định về công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Trong đó, có 49/49 đại biểu đã thống nhất cao, biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố đối với ông Đặng Việt Dũng. Quy trình thưc hiện đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục, quy định của pháp luật.
Đà Nẵng khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân với nhiều điều đầu tiên(GDVN) - UBND thành phố Đà Nẵng sẽ có tờ trình về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều cơ chế đãi ngộ nhân tài chưa từng có để Hội đồng thông qua. |
Tuy nhiên, sau khi kỳ họp kết thúc, một số báo điện tử và trang thông tin điện tử cá nhân đã đăng tải các thông tin bịa đặt, thiếu chính xác, xuyên tạc, xúc phạm đến uy tín, danh dự của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Như thông tin cho rằng: “thời điểm diễn ra biểu quyết nhân sự ngoài giờ của phiên làm việc”.
Văn phòng Hội đồng nhân dân khẳng định trong văn bản, thông tin này là hoàn toàn sai sự thật, cố ý gây hiểu nhầm việc Hội đồng nhân dân quyết định các công việc không đúng theo nội dung, chương trình và kế hoạch đã được biểu quyết thông qua.
Liên quan đến thông tin nói: "việc giơ tay biểu quyết nhưng không đưa ra lấy ý kiến đại biểu" là hoàn toàn bịa đặt, không có căn cứ.
Việc nêu ý kiến: “quá đáng xấu hổ với các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chấp nhận một cuộc biểu quyết miễn nhiệm với nhiều tình tiết bất thường, thiếu minh bạch” là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, cố ý gây ảnh hưởng tiêu cực và tạo dư luận không tốt trong cử tri và nhân dân thành phố - văn bản nêu.
Về thành phần dự và thông tin, báo chí đối với việc miễn nhiệm, văn phòng Hội đồng nhân dân dẫn quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương: “trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín”.
Vì vậy, trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân trước đây, phần công tác nhân sự (bầu bổ sung, miễn nhiệm) đều không truyền hình trực tiếp và chỉ có đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự.
"Như vậy, việc không mời các cơ quan báo đài tham dự là hoàn toàn đúng theo quy định.
'chuyện nội bộ hành xử kiểu gì thì hành xử'… là hoàn toàn thiếu khách quan, không có căn cứ, cần đính chính làm rõ để không tạo dư luận xấu" văn bản nêu rõ.
Trên cơ sở đó, Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định Nghị định 72 theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.