Muốn chọn cán bộ tốt phải giám sát chặt chẽ, không né tránh

17/08/2017 06:11
Bạch Đằng
(GDVN) - Ông Ngô Văn Sửu: “Tiêu chuẩn chức danh là một bước tiến nhưng có giám sát được không lại là một chuyện khác, cần phấn đấu mới mong đạt được như kỳ vọng”.

Công tác cán bộ luôn được dư luận đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng cán bộ thiếu gương mẫu, bị kỷ luật như vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, Hồ Thị Kim Thoa… cho thấy việc tuyển chọn, đánh giá cán bộ còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện.

Chính vì vậy, quy định của Bộ Chính trị về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được ban hành vào ngày 14/8 nhiều người kỳ vọng sẽ hạn chế được tiêu cực trong công tác cán bộ hiện nay.

Muốn chọn cán bộ tốt phải giám sát chặt chẽ, không né tránh ảnh 1Bộ Chính trị ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ

Điểm đặc biệt trong quy định này, nhiều tiêu chí được cho rằng là rất rõ ràng, cụ thể nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, giám sát cán bộ.

Các tiêu chí như: “Cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc;

Là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt; Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ;

Chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm;

Tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi” được xem là cơ sở để công tác giám sát cán bộ được thực hiện thuận lợi hơn.

Ngoài quy định chung kể trên, Bộ Chính trị cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh  Ủy viên Trung ương Đảng;

Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao;

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Quy định của Bộ Chính trị cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh Bộ trưởng và tương đương;

Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Sau khi quy định này được ban hành, ngày 15/8, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã tiến hành trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác cán bộ cấp cao để có góc nhìn sâu sắc hơn.

Luật sư Phan Xuân Xiểm - nguyên hàm Vụ trưởng, công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh Bạch Đằng/giaoduc.net.vn).
Luật sư Phan Xuân Xiểm - nguyên hàm Vụ trưởng, công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh Bạch Đằng/giaoduc.net.vn).

Theo luật sư Phan Xuân Xiểm - nguyên hàm Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đây là bước tiến mới cần thiết trong công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ.

Ông Xiểm cho rằng: “Quy định mới cụ thể nên khi đã có tiêu chí rồi thì cần thiết phải thực hiện theo tiêu chí.

Ai, như thế nào mới được đưa vào vị trí ấy, phải đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí không thể làm trái.

Muốn các tiêu chí được thực hiện nghiêm túc buộc công tác kiểm tra giám sát phải được thực hiện thường xuyên”.

Để minh họa cho ý kiến của mình, ông Phan Xuân Xiểm lấy ví dụ: “Khi

Muốn chọn cán bộ tốt phải giám sát chặt chẽ, không né tránh ảnh 3

Ông Vũ Quốc Hùng: Tìm cán bộ cho nước cho dân, không phải do yêu hay ghét

muốn bổ nhiệm ai đó vào vị trí cán bộ cấp cao cần phải thẩm định rõ các tiêu chí như liên quan đến phẩm chất, đạo đức, lối sống;

Liên quan đến quy định tài chính như kê khai tài sản, không tham ô, lãng phí...

Từ các quy định vừa mới ban hành, các quy các cơ quan kiểm tra phải căn cứ vào đó kiểm tra, quản lý”.

Vấn đề đặt ra hiện nay, quy định này cần thiết phải được thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng né tránh, buông lỏng.

Theo Luật sư Phan Xuân Xiểm: “Muốn thực hiện được việc này trách nhiệm hiện nay thuộc về cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng.

Hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra chuyên trách của Trung ương Đảng để giúp cho Đảng thực hiện việc đó”.

Luật sư Xiểm cũng cho rằng: “Muốn đánh giá quy định này có đi vào cuộc sống hay không, được thực hiện nghiêm túc hay không phải qua thực tiễn giám sát mới đánh giá được”.

Ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh báo Người đưa tin).
Ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh báo Người đưa tin).

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: “Việc quy định tiêu chuẩn chức danh cụ thể là một quy định rất tốt. Có tiêu chuẩn thì mới biết để đánh giá được cụ thể từng cán bộ thuộc diện quản lý Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư được rõ ràng”.

Theo ông Ngô Văn Sửu: “Khi đã có quy định tiến bộ nhưng đưa vào thực tiễn thành công phải cần một quá trình phấn đấu.

Cái quan trọng khi đã có được quy định cụ thể rồi giờ cần ý chí để thực hiện cho bằng được.

Quy định là một bước tiến nhưng cụ thể có giám sát được không lại là một chuyện nữa”.

Như vậy, qua trao đổi với hai vị chuyên gia này, có thể thấy việc ban hành quy định của Bộ Chính trị về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ.

Nhưng, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và triển khai trên thực tế một cách nghiêm túc thì mới phát huy được hiệu quả.

Bạch Đằng