Văn hóa từ chức là cần thiết!
Tại phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn sáng 17/11, Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đề cập tới 2 vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm.
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu quan điểm: "Thứ nhất là hiện tượng phạt nhưng cho tồn tại, biết là làm sai nhưng cơ quan công quyền chỉ thu về khoản phạt khiêm nhường, nhưng tư túi thì rất lớn.
Thủ tướng có chia sẻ ý kiến đó của tôi không và nhiệm kỳ này Thủ tướng sẽ làm gì để ngăn chặn việc phạt và cho tồn tại?", Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi.
Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh đăng trên Báo Đất Việt). |
Tiếp đó, Đại biểu đoàn Đồng Nai tiếp tục đề cập tới văn hóa từ chức - câu hỏi mà ông đã từng chất vấn người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ trước.
Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi: “Bên cạnh việc nghiêm khắc loại trừ thoái hóa thì cũng tạo hành lang pháp lý để cho những người liêm chính nhưng hạn chế năng lực được từ chức? Thủ tướng có đồng ý với tôi và sẽ có biện pháp gì?"
Cùng chung quan điểm với Đại biểu Dương Trung
75% công chức, 85% viên chức trên tổng số vi phạm, có tham ô, tham nhũng, cờ bạc |
Quốc, Đại biểu Phùng Quang Hùng (Lạng Sơn) nhấn mạnh thêm: “Văn hoá từ chức là một nét đẹp.
Ở nhiều nước, người giữa chức vụ sẵn sàng từ chức khi để xảy ra sai phạm, yếu kém.
Cử tri mong muốn kinh nghiệm này nên được áp dụng tại Việt Nam. Xin Thủ tướng cho biết ý kiến?", đại biểu Hùng nói.
Trả lời về vấn đề thứ nhất mà Đại biểu Dương Trung Quốc nêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Phạt cho tồn tại cũng là thể chế ta xây dựng lên, nhưng tôi thống nhất với đại biểu Dương Trung Quốc là cần nghiên cứu đầy đủ hơn.
Trường hợp nào “hai thẻ vàng thành một thẻ đỏ”, trường hợp nào phải “thẻ đỏ” luôn.
Cái này cần tổng kết, đánh giá, giao Văn phòng Chính phủ nghiên cứu xử lý theo hướng kịp thời, nghiêm minh.
Đề cập tới “văn hóa từ chức”, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, điều này là cần thiết: “Những người do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình, do năng lực mà từ chức thì hoan nghênh. Do đó, văn hóa từ chức là cần thiết", Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cho biết thêm, ông sẽ giao cho Bộ Nội vụ có quy định “tạo điều kiện” cho những người cần phải từ chức.
Bổ nhiệm cán bộ "đúng quy trình" đã lỗi thời?
Liên quan tới công tác bổ nhiệm cán bộ, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, quy trình bổ nhiệm nhân sự có những điều chưa ổn, không phù hợp.
"Có trường hợp bổ nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn bắn giết nhau… và tất cả đều đúng quy trình. Chính phủ có hành động cụ thể nào để bổ nhiệm được người tài, có tâm, có tầm?", ông Trí nêu câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh đăng trên Báo điện tử VOV. |
Trả lời vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, quy trình bổ nhiệm đã xây dựng, triển khai và mang lại hiệu quả.
Về giải pháp để chọn người có tài, có tâm, Thủ tướng cho biết: "Tới đây, Bộ Nội vụ cùng Ban tổ chức Trung ương bổ sung để có quy trình minh bạch, để phát hiện cán bộ từ cơ sở.
Đẩy mạnh tính cạnh tranh lành mạnh của công tác cán bộ như qua thi cử, thử thách năng lực, hợp đồng có thời hạn, bầu có số dư, đánh giá công khai, quy hoạch thực chất hơn và đánh giá cán bộ chặt chẽ hơn.
Với các giải pháp như thế thì công tác cán bộ sắp tới sẽ tốt hơn, bởi cái gốc là vấn đề cán bộ", Thủ tướng nói.