Tối đa hóa lợi ích quốc gia mới là chân lý vĩnh hằng

18/05/2016 06:49
Phong Vân
(GDVN) - Đối với bất cứ ai lên cầm quyền, thân với ai về ngoại giao không phải là trọng điểm, theo đuổi tối đa hóa lợi ích quốc gia mới là chân lĩnh vĩnh hằng.

Theo tờ Đa Chiều ngày 16/5, trong bài phát biểu ngày 15/5, Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte cho biết, sẵn sàng “đối thoại trực tiếp” với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp (song phương) trên Biển Đông, mong muốn khôi phục quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte. Nguồn ảnh: Đa Chiều
Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte. Nguồn ảnh: Đa Chiều

Sau đó, ngày 16/5, ông Rodrigo Duterte còn hội kiến trước tiên với Đại sứ ba nước, trong đó có Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa. Đại sứ hai nước còn lại là Nhật Bản và Israel.

Trong cuộc hội kiến, phía Trung Quốc đã tích cực lấy lòng với nhà lãnh đạo mới của Philippines, nhất là nói rằng Trung Quốc là "họ hàng tốt" của Philippines. Điều này rõ ràng liên quan đến ông Rodrigo Duterte là người gốc Hoa.

Nhìn lại thời gian cầm quyền của Tổng thống Benigno Aquino, quan hệ Trung Quốc-Philippines luôn xấu đi, những tuyên bố và cử chỉ của ông Rodrigo Duterte đã làm cho không ít người nhìn thấy thiện chí của ông đối với Trung Quốc và cho rằng có cơ hội cải thiện quan hệ song phương.

Dù sao, ở một nước thực hiện chế độ Tổng thống, Tổng thống thường nắm quyền lực quan trọng hàng đầu trên phương diện ngoại giao, sự thay đổi về Tổng thống rất có thể dẫn tới sự thay đổi về chính sách ngoại giao của đất nước. Philippines cũng không ngoại lệ.

Hơn nữa, Philippines là một nước có tính liên tục về chính sách hoàn toàn không mạnh, vai trò của các chính đảng của tương đối nhỏ, chính sách ngoại giao càng không thể tách rời ảnh hưởng của cá nhân - Đa Chiều nhận định.

Ngày 16/5/2016, Đại sứ Trung Quốc lấy lòng Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte. Nguồn ảnh: Apdnews.com
Ngày 16/5/2016, Đại sứ Trung Quốc lấy lòng Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte. Nguồn ảnh: Apdnews.com

Nhưng, theo Đa Chiều, thay đổi về chính sách Biển Đông của Philippines hoàn toàn kỳ vọng vào sự thay thế người lãnh đạo sẽ không tránh khỏi quá lạc quan.

Đối với bất cứ ai lên cầm quyền, thân với ai về ngoại giao không phải là trọng điểm, theo đuổi tối đa hóa lợi ích quốc gia mới là chân lĩnh vĩnh hằng, không thay đổi. Điểm này áp dụng thích hợp cho cả bản thân ông Benigno Aquino và ông Rodrigo Duterte.

Quan hệ Trung Quốc-Philippines xấu đi thể hiện rất rõ ràng trong nhiệm kỳ của ông Benigno Aquino. Chính quyền Tổng thống Benigno Aquino thực hiện chính sách Biển Đông cứng rắn, một mặt, chính sách này giúp Philippines có thể duy trì chủ trương chủ quyền của họ ở Biển Đông, mặt khác đã hưởng ứng chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Tổng thống Barack Obama, đã nhận được hợp tác và viện trợ quân sự của các nước Mỹ, Nhật Bản.

Điều này rất "đáng kể" đối với Philippines, có lợi cho bảo vệ lợi ích quốc gia của Philippines. Các biện pháp "chống Trung Quốc" trong nhiệm kỳ của ông Benigno Aquino mặc dù đã "đắc tội" với Trung Quốc, nhưng quốc tế hóa tình hình Biển Đông có lợi cho Philippines.

Các bên liên liên quan đến vấn đề nhạy cảm càng nhiều thì càng khó giải quyết, cũng có nghĩa là không gian thỏa hiệp giữa các bên lớn hơn. Philippines là một nước nhỏ, cũng đã nhìn thấy sự lợi hại của điều này.

Ngày 16/5/2016, Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte tiếp Đại sứ Nhật Bản Kazuhide Isihikawa. Nguồn ảnh: Arkansasonline.com
Ngày 16/5/2016, Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte tiếp Đại sứ Nhật Bản Kazuhide Isihikawa. Nguồn ảnh: Arkansasonline.com

Theo Đa Chiều, Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte biết rõ về hiện trạng quan hệ Trung Quốc-Philippines hiện nay, hiện trạng này không tách rời chính sách Biển Đông cứng rắn của ông Benigno Aquino.

Mặc dù vậy, ông Rodrigo không có nhiều khả năng nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông, bởi vì, Philippines đã đi khá xa vào vấn đề này. Cho dù Philippines có lùi một bước để tiến hành đối thoại song phương với Trung Quốc thì họ cũng phải cân nhắc đến tình hình Biển Đông hiện nay.

Để thúc đẩy yêu sách của mình ở Biển Đông, ông Rodrigo Duterte áp dụng thái độ cứng rắn là một việc làm hợp lý. Đối thoại Trung Quốc-Philippines cũng có thể thực hiện, nhưng tiền đề do ông Duterte đưa ra là: Tham vấn về tranh chấp chủ quyền Biển Đông ở các diễn đàn, hội nghị đa phương bị thất bại thì mới tiến hành đối thoại trực tiếp.

Điều này có nghĩa là, chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của ông Rodrigo Duterte đã cơ bản làm giống phương châm của ông Benigno Aquino, giữa Trung Quốc và Philippines thực sự tổ chức được đối thoại song phương vẫn cần có thời gian.

Đến nay, kết quả vụ kiện Biển Đông của Philippines ở Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp được công bố, nếu phán quyết có lợi cho Philippines, ông Rodrigo Duterte rất có thể sẽ lấy phán quyết này làm công cụ để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tăng thêm vị thế khi tiến hành đàm phán với Trung Quốc trong tương lai.

Nhật Bản cho Philippines thuê 5 máy bay huấn luyện TC-90 để tiến hành cảnh giới, giám sát Biển Đông. Nguồn ảnh: BBC Anh
Nhật Bản cho Philippines thuê 5 máy bay huấn luyện TC-90 để tiến hành cảnh giới, giám sát Biển Đông. Nguồn ảnh: BBC Anh

Đối với Rodrigo Duterte, tiếp tục chính sách thân Mỹ của ông Benigno Aquino có thể nhận được sự ủng hộ về công nghệ và chính trị trong vấn đề Biển Đông. Philippines cũng có sức mạnh hơn để bảo vệ yêu sách lãnh thổ, hàng hải của mình.

Philippines chuyển sang nghiêng về Trung Quốc thì hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc-Philippines hoàn toàn có lợi cho giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Philippines. Nhưng bất kể nghiêng về bên nào hoặc áp dụng ngoại giao cân bằng, Philippines đều có thể tìm mọi cách bảo vệ lợi ích của họ. 

Phong Vân