Cơ bắp cuồn cuộn của Ronaldo

Cơ bắp cuồn cuộn của Ronaldo
(GDVN) - Nhìn Ronaldo thi đấu trên sân, có cảm giác như anh là một kho năng lượng khổng lồ. CR7 có đủ thể lực để chạy liên tục trong suốt trận đấu và tới những phút cuối cùng vẫn có khả năng lừa bóng qua 2-3 cầu thủ. Bí quyết của Ronaldo là anh luôn tập luyện chăm chỉ và rèn thể lực liên tục. Thân hình rắn rỏi với cơ bắp cuồn cuộn và rất ít mỡ của tiền đạo 27 tuổi minh chứng cho điều đó.

Tranh chấp Senkaku: Ngọn lửa chực bùng

Tranh chấp Senkaku: Ngọn lửa chực bùng
(GDVN) - Trong báo cáo của mình, cả 4 quan chức này đều cảnh bảo bà Clinton rằng trong cuộc tranh chấp này, tuy không bên nào muốn đối đầu những một sai sót hay tính toán sai lầm cũng có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự.

50 tàu cá Anh, Pháp gầm ghè nhau trên biển

50 tàu cá Anh, Pháp gầm ghè nhau trên biển
(GDVN) - Gần đây vì tranh chấp khu vực đánh cá, đã xảy ra xung đột kịch liệt giữa khoảng 50 tàu cá Anh và Pháp tại vùng biển Normandy gần eo biển English Channel. Ngày 11/10 các tàu cá Pháp đe dọa sẽ ngăn cản mọi hoạt động vận chuyển hải sản của tàu cá Anh qua khu vực này. Trong khi đó các ngư dân Anh kêu gọi quân đội nước này phái tàu hải quân ra hỗ trợ. Hai bên đối đầu trên biển khoảng 6 giờ liên tục, mãi tới khi tàu chiến kéo đến xung đột giữa tàu cá 2 nước mới được giải quyết.

VPF chưa đủ, VFF muốn 'đẻ thêm con'

VPF chưa đủ, VFF muốn 'đẻ thêm con'
VFF muốn thành lập một cơ quan xử lý các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng của bóng đá Việt Nam, như một Tòa án thể thao quốc tế (CAS), chuyên xét xử những vấn đề mang tính chất “vĩ mô” mà bấy lâu nay chúng ta thường thấy.

Chùm ảnh: Trường Sa, Hoàng Sa... quê hương em

Chùm ảnh: Trường Sa, Hoàng Sa... quê hương em
(GDVN) - Những nét vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh về biển đảo quê hương là tuyên bố đanh thép, khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Trường Sa và Hoàng Sa.

Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku

Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku
(GDVN) - Cảnh sát biển Nhật Bản đang phải căng mình ra hết cỡ để ngăn cản những đợt xâm nhập liên tiếp của tàu công vụ Trung Quốc và Đài Loan trên vùng biển gần Senkaku, khiến cho các hoạt động khác của lực lượng này trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng.

Dân Trung Quốc tự đốt xe hơi, đập ti vi phản đối Nhật Bản

Dân Trung Quốc tự đốt xe hơi, đập ti vi phản đối Nhật Bản
(GDVN) - Trong bối cảnh căng thẳng Trung - Nhật đang leo thang trên biển Hoa Đông sau khi Nội các Nhật Bản ký hợp đồng mua lại nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, mấy ngày qua đã nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc quá khích đã tấn công các cửa hàng Nhật Bản, những gì có liên quan đến Nhật Bản. Ngày 14/9 một người dân Thượng Hải tự tay châm lửa đốt cháy chiếc xe hơi của mình để thể hiện sự ủng hộ tuyên bố "chủ quyền" của Trung Quốc với nhóm đảo này. Thậm chí nhiều cặp uyên ương Trung Quốc từ chối chụp ảnh cưới bằng các loại máy ảnh có xuất xứ từ Nhật Bản.

Quán ăn Nhật Bản treo cờ Trung Quốc tránh dân biểu tình đập phá

Quán ăn Nhật Bản treo cờ Trung Quốc tránh dân biểu tình đập phá
(GDVN) - Ngày 14/9 vừa qua nhiều quán ăn Nhật Bản, cửa hàng bán đồ Nhật Bản tại Bắc Kinh, Trung Quốc do chính người Trung Quốc mở ra kinh doanh đã phải treo cờ Trung Quốc trước cửa cũng như biểu ngữ khẳng định cái gọi là "chủ quyền đảo Điếu Ngư" đề phòng những người biểu tình quá khích đập phá. Sau những diễn biến căng thẳng trên biển Hoa Đông tuần qua, đặc biệt kể từ khi Nội các Nhật Bản ký hợp đồng mua lại 3 đảo trong nhóm Senkaku/Điếu Ngư, hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã nổ ra tại các tỉnh thành ở Trung Quốc. Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải phải phát đi cảnh báo công dân nước mình cẩn thận khi ra đường, thấy đoàn biểu tình phải tuyệt đối tránh để đảm bảo an toàn. Trước đó một số người Nhật Bản tại Trung Quốc đã bị nhóm người biểu tình hành hung.

Trung Quốc: Những vụ sập cầu khi các phương tiện đang lưu thông

Trung Quốc: Những vụ sập cầu khi các phương tiện đang lưu thông
(GDVN) - Vụ sập cây cầu lớn nhất vùng đông bắc Trung Quốc ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang sáng 24/8 vừa qua khiến 3 người chết và 5 người bị thương khiến nhiều người dân nước này vô cùng bức xúc trước chất lượng xây dựng các công trình giao thông Trung Quốc. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra sập cầu, mà lại là cầu mới đưa vào sử dụng được 18 tháng. Báo chí Trung Quốc ngày 25/8 đăng tải hình ảnh một loạt vụ sập cầu xảy ra ở quốc gia này trong những năm gần đây, cho thấy chất lượng công trình cầu đường của Trung Quốc cần phải được quản lý và giám sát chặt chẽ mới mong hạn chế những tai nạn bất ngờ như vậy.

Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế?

Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế?
(GDVN) - "Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc có 1/15 thẩm phán là người Trung Quốc; trong khi tại Tòa án Luật biển Quốc tế con số này là 1/21 thẩm phán, thì rõ rằng họ hoàn toàn có lợi thế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn rất dè chừng trong vấn đề đưa tranh chấp Biển Đông lên các cơ quan tài phán quốc tế bởi họ đuối lý hơn ta nhiều lần. Do đó, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng nước ta sẽ dành thắng lợi trên “chiến trường” này, PGS.TS Nguyễn Bá Diến khẳng định.

Ảnh: bộ lạc cuối cùng của Trung Quốc được dùng súng kíp

Ảnh: bộ lạc cuối cùng của Trung Quốc được dùng súng kíp
(GDVN) -Trong một cánh rừng thuộc huyện Tùng Giang tỉnh Quý Châu, Trung Quốc hiện có một bộ lạc tộc người Mèo sinh sống. Cuộc sống, sinh hoạt của họ dường như vẫn hoàn toàn khu biệt với đời sống bên ngoài, cuộc sống tự cấp tự túc dựa vào săn bắn hái lượm. Đây cũng là cộng đồng duy nhất tại Trung Quốc được ngành công an nước này cho phép sử dụng súng kíp, một loại công cụ luôn mang theo bên mình của những người đàn ông nơi đây. Súng kíp không chỉ là một loại công cụ kiếm sống mà còn là đồ trang sức của các thanh niên người Mèo ở đây, đồng thời cũng là món quà cao quý nhất của người Mèo ở Quý Châu, Trung Quốc dành tặng khách.

Biển Đông: Lai lịch và bản chất của "đường lưỡi bò" qua ảnh

Biển Đông: Lai lịch và bản chất của "đường lưỡi bò" qua ảnh
(GDVN) - Trong quá trình đi tuần, chiến hạm này chỉ đi được một vòng rất hạn hẹp, rồi cho quân xuống cắm cờ ở một vài đảo. Nhưng khi về căn cứ, Lâm Tuân cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, họa đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải), chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính đem in xuất bản tháng 10-1947. Bản đồ ấy được in ra không bao lâu thì phải “vứt vào sọt rác” khi chính quyền Tưởng Giới Thạch phải chạy sang Đài Loan.