Thời gian qua, sự bất đồng trong chiến lược biển được nhận định là một trong những tác nhân chính khiến quan hệ song phương Trung-Mỹ luôn ở trạng thái căng thẳng.
Cùng với sự gia tăng tần suất va chạm giữa hai nước ở Biển Đông là số lượng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.
Nếu kiểm soát không thận trọng, sự va chạm có thể khiến mâu thuẫn giữa hai bên leo thang và dẫn đến sự cố ngoài ý muốn.
Sự va chạm Trung-Mỹ trong chiến lược biển có thể dẫn đến kết quả ngoài ý muốn (Ảnh:AP) |
Ba xu thế cạnh tranh chiến lược biển Trung-Mỹ
Hiện tại, cạnh tranh chiến lược trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy rõ 03 xu thế.
Một là, chiến lược cạnh tranh từng bước nâng cấp. Sự tin tưởng nhau về chiến lược trên biển giữa hai bên ngày càng bị thu hẹp, sự hợp tác bị cản trở, ý thức cạnh tranh nhanh chóng tăng lên.
Trong bối cảnh Mỹ ngày càng gây sức ép, mâu thuẫn và đối đầu Trung-Mỹ tại các điểm nóng như Biển Đông hay đảo Đài Loan chưa có dấu hiệu lắng xuống. [1]
Hai là, phạm vi cạnh tranh mở rộng, tính chiến lược ngày càng mạnh. Đối với Mỹ, phạm vi của mối đe dọa trên biển từ Trung Quốc đã được mở rộng, tính chất được chiến lược hóa cao độ.
Cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ trước đây chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cục bộ và các vấn đề cụ thể, nhân tố tiêu cực trong quan hệ quân sự hai nước vẫn chưa tăng đến mức ảnh hưởng tới toàn cục.
Trước mắt, do cạnh tranh chiến lược trên biển được Mỹ phóng đại đáng kể, chắc chắn khiến cạnh tranh chiến lược vốn có giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này trở nên trầm trọng hơn, không còn giới hạn ở vùng biển Đông Á.
4 tác nhân khiến cục diện Biển Đông năm 2019 “yên mà không ổn” |
Đồng thời, không chỉ là cuộc đọ sức về thực lực quân sự mà còn có thể liên quan đến cuộc đấu toàn diện liên quan đến chiến lược khu vực, trật tự khu vực và quy tắc quốc tế. [2]
Ba là, ngày càng nhiều nhận định về khả năng xảy ra va chạm và xung đột quy mô nhỏ.
Cạnh tranh chiến lược trên biển Trung-Mỹ không giống với cạnh tranh chiến lược trên biển giữa các nước lớn trong lịch sử.
Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ sẽ là một sự giằng co và tiêu hao chiến lược lâu dài. [3]
Tuy nhiên, không giống với sự đối đầu của Mỹ-Liên Xô men theo bức tường Berlin trước đây, cạnh tranh chiến lược trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ có “vùng xám” rộng lớn giữa chiến tranh và hòa bình.
Điều này sẽ giảm bớt mức độ đối kháng nhưng đồng thời cũng khiến cạnh tranh càng trở nên khó quản lý hơn, càng nhiều khả năng xảy ra xung đột vũ trang quy mô nhỏ.
Trung-Mỹ có thể chung sống hòa bình trên biển?
Để tránh xảy ra tình hình xấu nhất, quân đội hai nước Trung-Mỹ vẫn cần phải tăng cường xây dựng năng lực kiểm soát khủng hoảng, nhưng quan trọng hơn là phải chuẩn bị thỏa hiệp và hợp tác trên một loạt vấn đề quan trọng.
Trung-Mỹ cần đối thoại, tham vấn để trao đổi về ý tưởng chiến lược của cả hai bên (Ảnh: Reuters). |
Trước tiên, cần phải đạt được nhận thức chung cần thiết về cơ cấu quyền lực trên biển Tây Thái Bình Dương.
Tại vùng biển này, Trung-Mỹ nhất định phải thích ứng được với cơ cấu quyền lực tương đối cân bằng được tạo dựng bởi tỷ lệ sức mạnh mới.
Đồng thời, hiểu rõ mặt yếu và khuyết điểm của mình, sử dụng một cách thận trọng sức mạnh và khả năng kiềm chế các hành động gây kích động, học cách chung sống hòa bình.
Đối với hiện thực chiến lược không thể không bao dung và thỏa hiệp, hai nước trong quá trình tích cực giành lấy lợi thế cạnh tranh, phải có ý thức chiến lược, bố trí tiến hành đối thoại về khu vực Tây Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt.
Hai bên có thể tham vấn trao đổi về ý tưởng chiến lược của hai bên, tiến hành đối thoại về kiểm soát quân sự, thậm chí là hạn chế lẫn nhau liên quan đến sự phát triển vũ khí quân sự trên biển.
Qua đó tại sự đồng thuận cần thiết về việc phân phối quyền lực và so sánh sức mạnh tại khu vực này. [4]
Thứ hai, xử lý một cách lý trí nhân tố bên thứ ba. Nếu Mỹ thực sự mong muốn cùng với Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược và chính sách về vấn đề biển bao gồm cả Biển Đông thì cần phải kiềm chế và hạ giọng trong vấn đề chủ quyền cũng như liên quan đến chủ quyền để tạo được bầu không khí đối thoại.
Donald Trump làm tới, Trung Quốc sẽ mất thế và lực hung hãn trên Biển Đông |
Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc cần bình tĩnh hơn, không nên hoang mang quan ngại, coi bất cứ hành động thách thức nào từ bên thứ 3 đều bắt nguồn từ nhân tố Mỹ, từ đó có những phản ứng thái quá.
Trung Quốc cũng cần phải có ý thức chiến lược, phải tỉnh táo nhận thức được rằng tuy bản thân Trung Quốc có thể không có ý đồ cạnh tranh chiến lược trên biển với Mỹ tại Tây Thái Bình Dương nhưng khách quan mà nói, sự tăng trưởng nhanh của sức mạnh cũng như các hành động bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ chính là sự thách thức hoặc xâm thực quyền lợi biển và địa vị chủ đạo trên biển của Mỹ.
Cuối cùng, hai bên có thể cùng nhau tạo dựng quy tắc biển và trật tự khu vực mang tính bao dung. Bởi vì Trung Quốc và Mỹ trong tương lai đều khó mà xây dựng hoặc duy trì địa vị quyền lực chủ đạo tại khu vực này.
Do đó, quy tắc hoặc trật tự trên biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải có sự đồng thuận của cả hai nước.
Điều này cần phải được xây dựng một cách có ý thức trong sự tương tác trên biển lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hai bên đều cần phải từ bỏ ý đồ và kế hoạch xây dựng cơ chế an ninh trên biển nhằm vào đối phương tại Tây Thái Bình Dương, thậm chí là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. [5]
Cùng với việc các sự kiện đụng độ tàu thuyền và máy bay giữa Trung Quốc và Mỹ nhanh chóng gia tăng, hai bên cũng cần phải đưa ra quy phạm về hành động quân sự, cùng chung sống ở khu vực này.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/7058-cang-thang-my-trung-tap-can-binh-donald-trump-van-de-cu-tiep-can-moi
[2] https://www.researchgate.net/publication/328783823_US-China_Competition_and_South_China_Sea_Disputes
[3] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2186461/us-steps-freedom-navigation-patrols-south-china-sea-counter
[4] https://nationalinterest.org/feature/no-one-lost-south-china-sea-and-no-one-will-win-29337
[5] https://www.scmp.com/news/china/military/article/2186376/submarine-arms-race-seen-heating-indo-pacific-amid-great-threat