1. Thông qua “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, các ĐBQH đã dành nhiều thời gian thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, và sau một thời gian dài tiếp thu ý kiến của nhân dân, tại kỳ họp thứ 6 này “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” sẽ được thông qua.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 đã dành nhiều thời gian thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. |
GS.TS Trần Ngọc Đường – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu Lập pháp nhận định dự thảo có 3 ưu điểm:
Thứ nhất, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được quy định đầy đủ, sâu sắc và nhất quán hơn, thể hiện một bước tiến mới về nhận thức lý luận. “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” đã được trang trọng ghi nhận trong các bản Hiến pháp nước ta.
Hai là, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nên nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước là một tất yếu, một đòi hỏi chính đáng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ ở nước ta (sửa đổi bổ sung năm 2011) đã xác định kiểm soát quyền lực nhà nước là một nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta.
Ba là, chủ thể phân công quyền lực nhà nước quy định trong Hiến pháp năm 1992 hiện hành chưa phù hợp. Như phần trên đã viết nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước.
Và theo quan điểm của ban soạn thảo thì dự thảo này không cần thiết phải có Luật về sự lãnh đạo của Đảng và cũng không xem xét việc đổi tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thông qua Luật đất đai (sửa đổi)
Luật đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, có tới 70% các vụ khiếu kiện vượt cấp liên quan tới đất đai, vì vậy cần được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được trình ra Quốc hội, tuy nhiên đa số các ý kiến đều cho rằng cần phải có thêm thời gian nghiên cứu, làm rõ các nội dung quan trọng liên quan tới quyền lợi của người dân trong chế độ sở hữu và quyền lợi được đền bù trong những trường hợp bị thu hồi đất.
Luật đất đai sửa đổi có hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài trong nhiều năm qua? Ảnh minh họa, nguồn internet. |
Tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban TVQH giữa tháng 9, bàn về dự thảo Luật đất đai sửa đổi, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm VP Quốc hội đã nhắc đến vụ nổ súng ở Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Thái Bình mới xảy ra ngày 11/9 và nhấn mạnh, công tác thu hồi đất thực sự phức tạp, khi bồi thường đất cho dân, phải cân nhắc, tính toán làm sao để đảm bảo quyền lợi người dân: “Bãi bồi mênh mông nước như vậy người dân bỏ biết bao công sức, tiền của để quai đê, lấn biển biến thành nguồn lợi lớn vậy mà khi thu hồi lại bồi thường với giá quá thấp là điều khó chấp nhận. Giá bồi thường phải tính toán xứng đáng với công sức của người dân, vì họ đã bỏ công sức từ đời ông cha rồi, không thể để họ mất hết và dẫn tới việc họ phải dùng hình thức tiêu cực để chống đối chính quyền…".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, những điều chỉnh của Luật này mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội rất lớn nên khi Luật Đất đai sửa đổi, được ban hành phải làm sao khắc phục được tối đa hiện tượng khiếu nại, tố cáo, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai. nếu giải quyết tốt thì ổn về xã hội. Khiếu nại, tố cáo, tiêu cực chủ yếu từ đất đai, vì vậy ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải rà soát đảm bảo tính khả thi của Luật.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phải làm rõ nội dung thu hồi đất phát triển kinh tế xã hội: “Cũng cần phải nói lại là các dự án phát triển kinh tế xã hội thì nội dung thể hiện phải thế nào? Đối với các dự án này phải được cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng ở những phần không phải do nhà nước thu hồi tôi thấy chưa thật rõ. Không phải do nhà nước thu hồi nhưng cũng rất quan trọng, vì nó phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà như vậy thì cũng là lợi ích quốc gia đấy, là an ninh quốc phòng đấy, nên điểm này cần phải làm cho rõ”.
Tại Hội thảo kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) tổ chức tại Huế, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, bức tranh chung của nền kinh tế trong suốt 2 năm qua vẫn “nằm bẹp dưới đáy”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 27-9, tăng trưởng GDP cán mức 5,14%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (5,1%). Tốc độ tăng này dần từ mức 4,76% (quí 1-2013) lên 5% (quí 2) và 5,54% (quí 3). Bộ đánh giá tuy tốc độ tăng của quí 3 và 9 tháng đầu năm không cao như mong đợi nhưng là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
4. Bầu mới hai phó Thủ tướng: Ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh
Tại buổi họp báo công bố chương trình kỳ họp chiều 17/10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận: Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn vào vị trí phó thủ tướng là các ông Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Theo dự kiến chiều 12/11, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm VPQH cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng với ông Vũ Đức Đam. Ảnh nguồn internet. |
Tiếp đó vào sáng 13/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Buổi chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 14/11, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
5. Thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)
Đây là một trong những nội dung quan trọng được đông đảo nhân dân cả nước quan tâm và hy vọng khi Luật chính thức có hiệu lực sẽ góp phần chống lãng phí hiệu quả, đẩy lùi tham nhũng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bên cạnh những thành công ban đầu thì Luật BHYT đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc quy định mức cùng chi trả 5% đối với một số nhóm đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện bảo trợ xã hội và 20% đối với thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo… đã hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và khả năng chi trả của người bệnh, nhất là những người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính.
PCT nước Nguyễn Thị Doan: "Tôi phải nói thật là người dân bị hành". |
“Đọc ở dự thảo tôi thấy là nếu đúng như thế này thì tuyệt vời, vì mức hưởng tăng lên, mức chi trả thấp đi, vậy là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng xin đặt ra vấn đề với các đồng chí là nói bắt buộc mua BHYT, nhưng thực tế thì rất khó thực hiện. Nếu có tiền thì người ta sẽ đi theo hướng dịch vụ chứ việc gì phải mua BHYT để rồi bị hành? Tôi phải nói thật là người dân bị hành. Thực tế là phải chờ rất lâu mới được thanh toán bảo hiểm, rồi thì quy định khám chữa bệnh phải theo tuyến, trái tuyến lại phải chi trả… do đó thực tế là không bắt buộc được. Vì vậy, tôi thấy rất lo quỹ bảo hiểm có thể chịu được đến đâu? Vì nếu quỹ vỡ thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới an ninh, xã hội”, PCT nước chia sẻ.
7. Thảo luận Luật đầu tư công
Ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu cho hay, có những Chủ tịch tỉnh không cần biết trong túi mình có bao nhiêu tiền, cứ thích là duyệt chủ trương dự án xong đi xin trung ương rồi ký tràn lan. Nếu luật này ra đời sẽ không còn ai dám làm tràn lan, hàng loạt bộ, ngành và các địa phương sẽ không dám làm tùy tiện như vậy nữa.
“Nhiều lúc Thủ tướng bức xúc vì sao đường ở miền núi lại làm to kinh khủng đến 60-70m. Chủ trương này ai quyết định? Hay làm xong thì kệ không ai ở, không ai đến buôn bán. Không thể cứ đưa ra chủ trương đầu tư từ một cấp nào đó rồi phải lao theo. Đây là điều vô cùng lãng phí”, ông Vinh nói.
Dự án hồ chứa nước Sông Móng (Bình Thuận) là một ví dụ điển hình về tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả không cao. Ảnh, nguồn internet. |
Trong báo cáo phân tích thực trạng sử dụng vốn nhà nước của Chính phủ đã chỉ rõ, xét về mặt tổng thể, hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua vẫn thấp, có chiều hướng đi xuống. Trên cơ sở số liệu của Niên giám thống kê 2005 (giá so sánh 1994), chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 là 6,18; giai đoạn 2001 – 2005 là 7,04; đến năm 2010 chỉ số này là 6,18 (các nước trong khu vực chỉ số này dao động trong khoảng từ trên 2 đến dưới 4).
Còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả, không đáp ứng đượ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cá biệt có những dự án, nội dung đầu tư trùng lắp, chồng chéo, hoặc gây cản trở, hoặc làm mất hiệu quả của các dự án đã được đầu tư trước đó.
Trong khi đó, việc xử lý chưa kịp thời, nghiêm minh; việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc hạn chế và đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư xây dựng. Vì vậy, đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư công./.