Chính phủ hành động, loại bỏ nhóm lợi ích

26/06/2016 06:52
PGS.TS Phạm Quý Thọ
(GDVN) - “Chính phủ hành động chắc chắn sẽ động chạm quyền lợi của nhóm lợi ích này, nhóm lợi ích kia và theo sau đó là những phản ứng đối phó”, PGS.TS Phạm Quý Thọ.

Tại phiên họp Chính phủ về các dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ thực trạng nhiều bộ “sao chép y nguyên thông tư cũ, điều kiện cũ sang nghị định mới”, trái với tinh thần cởi trói doanh nghiệp.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 6 sẽ hoàn thành nghị định quy định điều kiện kinh doanh và đầu tháng 7/2016 sẽ xem xét phê duyệt đi vào thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp chuyên đề xây dựng phát luật. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp chuyên đề xây dựng phát luật. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tuy nhiên với nhiều vấn đề được nêu ra tại phiên họp Chính phủ mới đây có thể thấy đang còn nhiều rào cản quyết tâm của Chính phủ.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Phạm Quý Thọ - Chuyên gia Chính sách công (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có bài viết gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chia sẻ quan điểm của mình.

Phản ứng đối phó

Trước thực tế văn bản pháp lý chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp theo tinh thần cởi trói, hộ trợ doanh nghiệp phát triển thì việc xây dựng nghị định quy định điều kiện kinh doanh là chỉ đạo điều hành mang tính đột phá của Chính phủ hiện nay. 

Vấn đề đặt ra là nếu không hoàn thiện được thể chế, trong đó hoàn thiện từ văn bản, thông tư, nghị định điều kiện kinh doanh không rõ ràng, chồng chéo tạo ra “ma đồ trận” sẽ rất khó cho doanh nghiệp.

Mặt khác doanh nghiệp, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua diễn đàn, hội thảo, hội nghị đã và đang lên tiếng mạnh mẽ kiến nghị các bộ, ngành phải rà soát bỏ bớt những văn bản pháp luật còn chồng chéo, cản trở môi trường kinh doanh.

Do đó nhiệm vụ đặt ra lúc này là cần hoàn thiện thể chế mà bắt đầu từ văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.

PGS.TS Phạm Quý Thọ - Chuyên gia Chính sách Công (Học viện Chính sách Pháp triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư) - ảnh H.Lực
PGS.TS Phạm Quý Thọ - Chuyên gia Chính sách Công (Học viện Chính sách Pháp triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư) - ảnh H.Lực

Chỉ đạo của Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải bỏ ngay tư tưởng "quyền anh, quyền tôi", tức ai cũng muốn giữ quyền của mình để quản lý doanh nghiệp, nhấn mạnh lợi ích nhóm, loại lợi ích nhóm ra khỏi thể chế, lợi ích nhóm trong làm chính sách sẽ dẫn đến hậu quả lớn hơn rất nhiều cho môi trường kinh doanh.

Những động thái tích cực của Chính phủ hướng đến cởi mở hơn, tạo điều kiện doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn, thúc đẩy động cơ kinh doanh trong đó có cả chính sách doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Sự quyết tâm lớn của Chính phủ không chỉ từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có sự tham gia các Phó Thủ tướng chuyên trách.

Liên tục hối thúc bộ, ngành tích cực triển khai nhằm xây dựng một nghị định quy định điều kiện kinh doanh chung thay cho hàng tá những văn bản thông tư chồng chéo các bộ ngành hiện nay.

Chính phủ hành động, loại bỏ nhóm lợi ích ảnh 3

Thủ tướng kiên quyết "xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách"

(GDVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ, tinh thần được Thủ tướng nhấn mạnh là kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Chính phủ hành động, loại bỏ nhóm lợi ích ảnh 4

Thiếu cán bộ có tâm là bước cản nền kinh tế

(GDVN) - Đó nhận định của TS. Trần Du Lịch - Phó trưởng Đoàn Quốc hội TP.HCM trước những vấn đề hiện đại hóa thể chế giúp doanh nghiệp phát triển.

Tuy nhiên quá trình đi vào thực hiện, bắt đầu động chạm đến quyền lợi của nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích nên dẫn đến 2 phản ứng: Thứ nhất, lấy lý do thời gian gấp nên các cơ quan tham mưu ra văn bản quy phạm pháp luật các bộ, ngành thay vì rà soát đóng góp những ý kiến xây dựng nội dung thông tư mới thì lại sao chép toàn bộ nội dung thông tư, nội dung quy định điều kiện kinh doanh do bộ, ngành mình ban hành để đưa vào nghị định mới.

Cách làm này thực tế “bình mới rượu cũ” thay vì nhiều thông tư, nay tất cả nằm trong 1 nghị định.

Điều đó chỉ giúp doanh nghiệp thay vì phải tra cứu nhiều văn bản thì có thể cầm 1 văn bản. Tuy nhiên những chồng chéo, những rối rắm trong văn bản về điều kiện kinh doanh vẫn chưa được giải quyết. 

Đây là lỗi vừa mang tính kỹ thuật vừa thể hiện sự đối phó có nghĩa làm cho xong cho kịp thời hạn, biến tướng từ văn bản này qua văn bản khác còn điều kiện kinh doanh không thay đổi. 

Rất may phản ứng tiêu cực này đã được Thủ tướng phát hiện và chấn chỉnh. Nếu không, cách làm đối phó theo kiểu nâng quy định từ thông tư gộp lại trở thành 1 nghị định còn cản trở hơn của doanh nghiệp.

Phản tứng thứ hai, trong quá trình Chính phủ thực hiện hiện đại hóa thể chế bắt đầu chạm vào quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích nằm trong các bộ, ngành quản lý, tham mưu cho Chính phủ khi đó sẽ có những phản ứng bằng các này các khác.

Nghĩa là, khi các nhóm lợi ích này mất quyền lợi, họ sẽ đưa ra những thông tin lo ngại như thông thoáng quá sẽ dẫn đến sai phạm, dẫn đến tổn hại điều hành Chính phủ, an ninh quốc phòng, mất vốn nhà nước…

Tuy nhiên thực tế, cái nhóm lợi ích lo ngại khi nghị định mới ra đời sẽ làm thu hẹp phạm vi, quyền hạn các bộ, mức độ can thiệp, giám sát thanh kiểm tra doanh nghiệp các bộ giảm đi.

Cần phải thấy những phản ứng nêu trên không thể tránh khỏi, nếu không phản ứng không thể hoàn thiện thể chế, không xây dựng được văn bản đột phá. Càng nhiều cản trở càng cho thấy quyết tâm, bản lĩnh của Chính phủ.

Chính phủ hành động - Chính phủ kiến tạo

Sự quyết tâm của Chính phủ đang mang đến tín hiệu vui cho doanh nghiệp và thị trường. Trong mắt người dân doanh nghiệp thì Chính phủ đang thể hiện gói gọn trong hai chữ “hành động”.

Chính phủ hành động chắc chắn sẽ động chạm lợi ích này, lợi ích kia nhưng phải làm, quyết tâm làm bằng được. Quyết tâm để có bước đột phá tuy nhiên không có nghĩa áp đặt mà theo hướng lắng nghe để xây dựng.

Thủ tướng đang nhấn mạnh theo hướng xây dựng Chính phủ kiến tạo, có nghĩa Chính phủ không can thiệp bằng hành chính mà phải để thị trường quyết định, doanh nghiệp tồn tại phát triển do thị trường, do cạnh tranh chứ không phải do các văn bản pháp luật, điều hành hành chính của Chính phủ.

Trên tinh thần đó, những lo lắng được nhóm lợi ích này hay nhóm lợi ích khác đưa ra cho rằng không quản lý được doanh nghiệp này, quản lý được doanh nghiệp kia lại trái với tinh thần kiến tạo.

Không nên lấy lý lo lắng buông lỏng chưa quản lý được, nhà nước quản lý là tư duy cũ, điều hành hiện nay phải để thị trường, người tiêu dùng chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính hay văn bản nghị định. 

PGS.TS Phạm Quý Thọ