Cá chết dạt tới biển Đà Nẵng, ngành du lịch "ngấm đòn"

27/04/2016 14:03
Hoài Việt
(GDVN) - Nguyên nhân cá chết sẽ được tìm ra, nhưng du lịch – kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung đã lâm nạn.

Theo thông tin mới nhất, cá biển chết đã bắt đầu lan đến Đà Nẵng. 

Trong khi đó, là một trong bốn tỉnh Bắc Trung Bộ rơi vào tình cảnh cá chết trắng bờ biển, Thừa Thiên - Huế là địa phương “cuối nguồn” của ô nhiễm bởi độc tố mạnh, đã công bố nguyên nhân cá tự nhiên, cá nuôi đồng loạt chết là do độc tố mạnh.

Nước biển Vũng Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế) có tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crom vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển và nước mặt.

Nguyên nhân cá chết sẽ được tìm ra, nhưng du lịch – kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung đã lâm nạn. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân cá chết sẽ được tìm ra,  nhưng du lịch – kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung đã lâm nạn. Ảnh minh họa. 

Cụ thể hàm lượng NH4+-N được lấy mẫu tại 4 điểm ở khu vực đầm An Lập cao nhất là 0,416mg/l, thấp nhất là 0,361mg/l, trong khi quy chuẩn cho phép là 0,1 mg/l. Hàm lượng crom tiêu chuẩn cho phép là 0,1mg/l, kết quả thực tế nơi thấp nhất là 0,176mg/l, nơi cao nhất là 0,21mg/l.

Cá chết dạt tới biển Đà Nẵng, ngành du lịch "ngấm đòn"  ảnh 2

Khuyên dân cứ ăn cá, tắm biển là không có kỹ năng sống, kém kiến thức khoa học

(GDVN) - “Nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay độc tố làm cá chết. Tại sao chúng ta lại chậm đến như vậy?”, Tiến sĩ Khải nói.

Cá chết dạt tới biển Đà Nẵng, ngành du lịch "ngấm đòn"  ảnh 3

Bộ Công Thương hỏa tốc lập đoàn công tác đến Formosa sau vụ cá chết

(GDVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký văn bản hỏa tốc thành lập Đoàn công tác đến làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa.

Vào tháng 8/2015, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có báo cáo đề tài “Nghiên cứu đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển, phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên… ở hai trạm quan trắc Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)…”.

Theo kết quả phân tích mẫu nước biển thì tại điểm Hòn La (Quảng Bình)- giáp ranh với Vũng Áng (Hà Tĩnh), khởi nguồn cá chết đầu tiên - cho thấy hàm lượng NH4+ là 0,04 và 0,078. Trong 12 thông số không hề có hàm lượng của crom.

Kết luận cũgn cho biết, nguồn nước ven biển tỉnh Quảng Bình chưa chịu tác động của một số hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường biển như vận tải trên biển, khai thác dầu mỏ…

Vậy hàm lượng crom ở đâu ra?

Theo Wikipedia tiếng Việt, crom được coi là một kim loại có giá trị cao bởi tính chống ăn mòn tốt và độ cứng cao, nên thường được dùng như một nguyên tố điều chất thêm vào thép, nhằm cải thiện khả năng chống ăn mòn và tăng độ cứng.

Thép có thêm crom được gọi là thép không rỉ hay inox.

Tác hại với môi trường, con người của crom và NH4+ thì các nhà khoa học sẽ lên tiếng.

Theo Thạc sĩ Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ, khi bị ảnh hưởng crom thì cá lờ đờ, không bơi lội do bị biến đổi tế bào mô của mang, thận và gan.

Nguyên nhân cá chết sẽ được tìm ra, nhưng du lịch – kinh tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung đã lâm nạn.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - Huỳnh Tấn Vinh đã lo âu: Tuy tình hình chưa rộ lên, chưa vào thời điểm du lịch nhưng đã có những du khách hủy tour đến Đà Nẵng. Khách đã đến Đà Nẵng lại hủy tour đi Huế, Phong Nha…

Khách du lịch đang “hò nhau” thôi không đi biển nữa mà lên rừng.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Việt Nam báo động, số lượng hủy tour ra khu vực Bắc Trung Bộ ngày càng lớn.

Cá đột ngột đồng loạt chết, trải dài trên 280km bờ biển được đánh giá là hút khách du lịch vào bậc nhất, đang làm ngành du lịch điêu đứng khi mùa du lịch mới khởi đầu.

Kinh tế biển mang lại tiềm năng đang có nguy cơ mất dần vì vấn nạn cá chết.

Hoài Việt