Thách thức đối với vai trò hòa giải của Tổng thống Moon Jae-in

18/04/2019 10:45
Thanh Bình
(GDVN) - Moon Jae-in đã thuyết phục được Kim Jong-un ký một tuyên bố về mục đích sử dụng các biện pháp có liên quan đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ngày 11/4/2019, phát biểu trong cuộc họp với các cố vấn, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết:

"Ngay khi Triều Tiên sẵn sàng, tôi hy vọng lãnh đạo hai miền có thể cùng ngồi với nhau dưới mọi hình thức và ở bất cứ đâu.

Tôi sẽ thực hiện mọi nỗ lực nhằm bảo đảm hội nghị thượng đỉnh liên Triều sắp tới trở thành nền tảng mang lại cơ hội lớn và kết quả đáng kể hơn".

Vai trò hòa giải của Tổng thống Moon Jae-in là thực sự cần thiết

Tuyên bố nói trên được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ, Donald Trump tại Nhà Trắng.

Theo đó, lãnh đạo Hàn Quốc tìm cách thúc đẩy đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington. Tổng thống Hàn Quốc cũng hoan nghênh cam kết chắc chắn về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN

Sứ mệnh của Tổng thống Moon Jae-in là đưa Mỹ và Triều Tiên trở lại đúng hướng và có thể khẳng định ông đã thành công.

Tuyên bố Bình Nhưỡng mà Tổng thống  Moon Jae-in ký kết tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều gần đây nhất chứa đựng một danh sách dài các kết quả quan trọng đối với triển vọng hòa bình và nối lại quan hệ giữa hai miền Triều Tiên.

Tuy nhiên, bức tranh về việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên lại phức tạp hơn nhiều.

Thực tế, Moon Jae-in đã thuyết phục được Kim Jong-un ký một tuyên bố về mục đích sử dụng các biện pháp có liên quan đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cụ thể hơn so với những gì đã đạt được trước đó.

Dẫu vậy, việc phi hạt nhân hóa trong bối cảnh của bán đảo Triều Tiên không đồng nghĩa với giải trừ vũ khí đơn phương.

Đối với Triều Tiên, thuật ngữ này gần giống với một mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân ra khỏi bán đảo khi chiếc ô hạt nhân mà Mỹ đã đưa cho Hàn Quốc bị loại bỏ.

Ghi nhớ bối cảnh này, cả Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều chia sẻ quan điểm rằng bán đảo Triều Tiên phải biến thành một vùng đất hòa bình, không còn vũ khí hạt nhân hay mối đe dọa hạt nhân.

Điều thú vị về những gì Moon Jae-in đã bảo đảm được ở Bình Nhưỡng là việc nhắc đến toàn bộ địa điểm như Dongchang-ri hay Sohae, nơi có một cơ sở lớn dành riêng cho chương trình không gian của Triều Tiên.

Kim Jong-un và cha ông đều khẳng định rằng chương trình này phục vụ cho mục tiêu dân sự và hòa bình.

Thách thức đối với vai trò hòa giải của Tổng thống Moon Jae-in  ảnh 2Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bây giờ ra sao?

Tuy nhiên, giới phân tích của Mỹ vẫn còn có lý do để nghi ngờ bởi Triều Tiên có thể chuyển sang phóng các vệ tinh di động bằng đường bộ như tái sử dụng một biến thể của tên lửa đạn đạo lớn tầm liên lục địa Hwasong-15.

Thực tế, ông Moon Jae-in đã cố gắng tìm cách làm mới lại một nhượng bộ mà Triều Tiên từng trao cho Mỹ liên quan đến việc cử các thanh sát viên đến Punggye-ri.

Tuyên bố Bình Nhưỡng đặt ra một quá trình giám sát phức tạp đối với những biện pháp khác mà Triều Tiên có thể sẵn sàng theo đuổi về phi hạt nhân hóa bán đảo.

Sự xuất hiện của Yongbyon là một cách tiếp thị xuất sắc về cuộc họp liên Triều. Nhưng các nội dung trong Tuyên bố Bình Nhưỡng không buộc Triều Tiên phải cam kết thực hiện bất kỳ lộ trình hành động cụ thể nào.

Trong ngắn hạn, Tổng thống Moon Jae-in đã đạt được điều ông muốn: nối lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên.

Đối với Tổng thống Hàn Quốc, cột mốc lớn tiếp theo sẽ là một tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, điều mà cả Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ và các bên liên quan đang cố gắng thúc đẩy hoàn thành.

Thách thức vẫn còn ở phía trước

Tổng thống Moon Jae-in đang đối diện nhiệm vụ khó khăn khi mức tín nhiệm trong nước sụt giảm và Triều Tiên có dấu hiệu khôi phục hoạt động hạt nhân.

Hai cố vấn thân cận của ông ám chỉ rằng Moon đang hướng tới thuyết phục Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong chiến lược "gây áp lực tối đa".

Cố vấn đối ngoại Moon Chung-in cho biết mối quan tâm hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc là Mỹ nới lỏng trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên.

Kim Jeong-min, nhà phân tích về Triều Tiên, cho rằng Tổng thống Moon Jae-in muốn thu hẹp khoảng cách giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Bên cạnh đó, Seoul khuyến khích Washington quay lại chính sách ngoại giao không chính thống của mình.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ, Donald Trump cùng nhau ăn tối trước cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ, Donald Trump cùng nhau ăn tối trước cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội (Ảnh: Reuters)

Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in không che giấu hy vọng Mỹ sẽ giảm bớt kỳ vọng và chấp nhận một thỏa thuận từng phần với Triều Tiên.

"Thật lý tưởng nếu Moon gợi ý về một tuyên bố tạm thời, ở đó, Kim có thể xác nhận mục tiêu lớn cuối cùng cho Trump và Trump có thể đảm bảo với Kim rằng các bước cần thiết sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn", Kim Jeong-min nhận định.

Nhưng ông hiện phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn hơn khi mà tỷ lệ tín nhiệm trong nước của ông sụt giảm và Triều Tiên có dấu hiệu tái khởi động chương trình hạt nhân.

Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 64% người dân Hàn Quốc không tin Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thêm vào đó, nỗ lực của Tổng thống Moon nhằm trấn an những hoài nghi về ý định của Triều Tiên đang bị hủy hoại bởi những thông tin xuất hiện gần đây.

Cuối tháng 3/2019, kênh truyền hình quốc gia Hàn Quốc-KBS thu được một danh sách bí mật của chính phủ xác nhận việc tồn tại 104 cơ sở hạt nhân ở Triều Tiên, lớn hơn nhiều so với các con số trước đây.

Mặt khác, Bình Nhưỡng cũng bất ngờ rút nhân viên khỏi văn phòng liên lạc chung Hàn - Triều nhưng sau đó đưa trở lại mà không có bất kỳ giải thích nào.

Hơn nữa, Triều Tiên liên tục bóng gió trên các phương tiện truyền thông cũng như trong các cuộc họp rằng Tổng thống Moon nên là người tham gia, không phải người hòa giải trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Mặc dù vậy, với tư cách đồng minh của Mỹ, đây là lằn ranh nguy hiểm đối với ông. 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.vietnamplus.vn/tong-thong-han-quoc-san-sang-gap-nha-lanh-dao-trieu-tien-o-moi-noi/564264.vnp

2. https://en.yna.co.kr/view/AEN20190416000351315?section=nk/nk

3. https://www.reuters.com/article/us-northkorea-usa/trump-pompeo-brush-aside-kims-deadline-for-nuclear-talks-flexibility-idUSKCN1RR2C3

4. https://www.asiatimes.com/2019/04/article/kim-offers-trump-a-third-summit/

5. https://www.asiatimes.com/2019/04/article/moons-mission-impossible-to-get-trump-to-ease-sanctions/

Thanh Bình