Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ lần thứ ba hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 17 tháng 7 đưa tin, mục tiêu của Hải quân Ấn Độ là trong 12 năm tới sẽ sở hữu 200 tàu chiến, trong đó 3 bộ tư lệnh hải quân sẽ lần lượt sở hữu 1 chiếc tàu sân bay.
Phó tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ P. Murugesan cho biết, mục tiêu phát triển của Hải quân Ấn Độ là từ 137 tàu chiến hiện nay tăng lên 200 tàu chiến vào năm 2027.
Hiện nay, Ấn Độ có 48 tàu chiến hải quân được tiến hành chế tạo ở nhà máy đóng tàu tại các khu vực trên cả nước. Hải quân Ấn Độ hiện có 137 tàu chiến trong biên chế và tăng trưởng với tốc độ 4 - 5 chiếc mỗi năm.
Do Ấn Độ có kế hoạch sở hữu 200 tàu chiến vào năm 2027, đồng thời cân nhắc đến một số tàu chiến hiện nay sẽ nghỉ hưu trước năm 2027, điều này có nghĩa là các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ sẽ tăng tốc sản xuất trong vài năm tới.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ lần thứ ba hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Báo chí Ấn Độ nói bóng gió rằng, để đạt mục tiêu 200 tàu chiến, Ấn Độ rất có khả năng sẽ mua nhiều tàu chiến nước ngoài hơn trong mấy năm tới.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Trong thời gian đó, Ấn Độ chiếm 15% về nhập khẩu trong thương mại quân sự quốc tế, còn 5 năm trước đó chỉ chiếm 9%. Việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ trong thời gian này đã tăng 140%.
Trong khi đó, khi sản xuất hệ thống vũ khí mới, công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ tiếp tục phát triển chậm chạp nghiêm trọng, một phần nguyên nhân là do chủ nghĩa quan liêu quá mức của Ấn Độ.
Vì vậy, có thể hợp lý suy đoán, nếu Hải quân Ấn Độ sở hữu 200 tàu chiến vào năm 2027, một phần rất lớn trong hạm đội của họ sẽ mua từ nước ngoài. Hiện nay Nga và Mỹ là nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ lần thứ ba hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tàu sân bay do Ấn Độ tự chế tạo hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc) |