Tàu hộ vệ lớp Talwar, Hải quân Ấn Độ |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 18 tháng 7 dẫn trang mạng "Rossiyskaya Gazeta" Nga ngày 16 tháng 7 đưa tin, Moscow và New Delhi sẽ lấy tàu hộ vệ Type 11365 do Nga chế tạo làm nền tảng, hợp tác chế tạo tàu hộ vệ ở Ấn Độ, hiện đã lựa chọn xác định nhà máy.
Theo bài báo, thông tin này được tiết lộ từ truyền thông Ấn Độ. Được biết, trị giá hợp đồng hứa hẹn trên 3 tỷ USD. Trong giai đoạn 2003 - 2013, Hải quân Ấn Độ đã mua 6 tàu hộ vệ của Nga, đều do nhà máy đóng tàu của St. Petersburg và Kaliningrad chế tạo.
Hải quân Ấn Độ rất hài lòng đối với điều này, bởi vì việc sử dụng và bảo dưỡng chúng đều không phức tạp lắm, đồng thời có vũ khí trang bị mạnh, khả năng hoạt động xuất sắc, điều kiện sinh hoạt của thủy thủ dễ chịu, lập tức quyết định tăng số lượng tàu hộ vệ này.
Tuy nhiên, điều kiện New Delhi đưa ra là tàu hộ vệ mới cần sản xuất ở Ấn Độ, vì vậy hai bên đã lựa chọn nhà máy đóng tàu Pipavav có thiết bị tiên tiến nhất. Nếu tất cả thuận lợi, nhà máy đóng tàu này sẽ trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Ấn Độ được phép chế tạo tàu chiến.
Tàu hộ vệ lớp Talwar, Hải quân Ấn Độ |
Thực ra, ngay từ năm 1997, hai bên Nga-Ấn đã ký kết hợp đồng chế tạo tàu hộ vệ cho Ấn Độ. Chiếc tàu đầu tiên là Talwar, đã bàn giao vào năm 2003. Ý của "Talwar" là "bảo kiếm". Sau đó, tất cả các tàu hộ vệ Type 11356 chuyên sản xuất cho Hải quân Ấn Độ đều được gọi là lớp Talwar.
Lô tàu chiến này đều đã sử dụng rộng rãi công nghệ tàng hình, rất coi trọng đối với vũ khí, lượng giãn nước gần 4.000 tấn. Mặc dù thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, nhưng hỏa lực của nó đủ tương đương với tàu tuần dương.
Nó đã trang bị ngư lôi, tên lửa hành trình, tên lửa săn ngầm, máy bay trực thăng săn ngầm và hệ thống phòng không đặc biệt. Các vũ khí như hệ thống phòng không kết hợp tên lửa-pháo Kashtan, tên lửa phòng không Igla, pháo Type A-190E cỡ 100 mm có thể phòng thủ có hiệu quả các cuộc tấn công của máy bay và tên lửa chống hạm.
Ngoài ra, vũ khí tên lửa-pháo đối không của nó rất thích hợp cho tác chiến với thuyền máy nhỏ mà cướp biển thường sử dụng.
Đặc điểm của pháo A-190E là trọng lượng nhẹ, chỉ 14 tấn, trong khi đó trọng lượng của pháo cỡ tương tự trên quốc tế có khi lên tới 100 tấn. Tính năng bắn nhanh của nó cũng xuất sắc, với 80 phát/phút.
Tàu hộ vệ lớp Talwar, Hải quân Ấn Độ |
Dưới sự điều khiển của hệ thống kiểm soát hỏa lực máy tính Cougar, trong 10 viên có 9 viên có thể bắn trúng mục tiêu trên không hoặc trên biển trong phạm vi 20 km. Không có hệ thống pháo nào khác trên thế giới đạt được độ chính xác này.
Thông số tính năng của hệ thống hỏa lực lắp trên lô tàu hộ vệ này đã trải qua kiểm tra, đã vượt toàn diện công nghệ cùng loại của phương Tây. Chính như chuyên gia đã nói, tàu hộ vệ sắp chế tạo ở Ấn Độ đã có hệ thống Cougar, sức chiến đấu của nó sẽ mạnh hơn.
Theo trang mạng Quỹ hòa bình Carnegie Mỹ ngày 15 tháng 7, nếu như so sánh hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga-Ấn trên 3 phương diện lục, hải, không quân, thì hợp tác kỹ thuật hải quân sẽ đứng đầu về tính chiến lược. Rõ ràng, tính chiến lược này được bắt đầu thể hiện ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Ấn Độ lần đầu tiên đưa ra kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược, nhưng mãi đến năm 2009 mới chính thức đưa ra kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihant do Ấn Độ tự chế tạo có thể sẽ đi vào hoạt động từ năm 2016.
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga trong thời gian 10 năm |
Xét đến kỹ sư Liên Xô đã tham gia xây dựng nhà máy đóng tàu Visakhapatnam của Ấn Độ, có thể nói, họ cũng đã tham gia quá trình nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ.
Ngoài ra, tri thức chuyên ngành thu được của Ấn Độ thông qua thuê tàu ngầm hạt nhân đa năng K-152 lớp Shchuka-B (đã biên chế vào năm 2012) cũng đã đóng vai trò quan trọng trên phương diện tích lũy kinh nghiệm tri thức của biên đội tàu ngầm hạt nhân.
Cuối năm 2014, có tin cho biết, Nga và Ấn Độ đang tiến hành đàm phán về việc thuê tàu ngầm hạt nhân K-322 Kashalot lớp Shchuka-B.
Từ năm 1989 đến năm 2003, tàu ngầm hạt nhân K-322 Kashalot phục vụ ở Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga. Trải qua nâng cấp cải tạo ở nhà máy đóng tàu Amur Nga, tàu ngầm hạt nhân này có thể sẽ bàn giao cho Ấn Độ vào năm 2018.
Sau khi Nga chuyển nhượng một biên đội tàu sân bay cho Ấn Độ, hợp tác hải quân Nga-Ấn đạt được thành công to lớn. Năm 2004, hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng chiếc tàu sân bay cuối cùng Đô đốc Gorshkov. Ấn Độ đặt tên cho nó là tàu sân bay Vikramaditya.
Hai biên đội tàu sân bay, Hải quân Ấn Độ |
Kinh nghiệm mà Nga-Ấn thu được từ quá trình tân trang tàu sân bay Vikramaditya đã giúp cho Ấn Độ mở ra công tác chế tạo tàu sân bay Vikrant. Tàu sân bay Vikrant bắt đầu chế tạo từ năm 2009 và cuối cùng hạ thủy vào ngày 10 tháng 6 năm nay, có thể chạy thử từ năm 2017.
Ngoài ra, Nga cũng đã cung cấp máy bay chiến đấu đa năng MiG-29K và MiG-29KUB cho lực lượng hàng không Hải quân Ấn Độ. Năm 2004, hai bên ký kết hợp đồng Nga bán 16 máy bay MiG-29K và MiG-29KUB cho Ấn Độ và ký kết hợp đồng thứ hai vào năm 2010.