Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 28 tháng 8 đăng bài viết "Ấn Độ phóng vệ tin thông tin mới nhất".
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6 |
Theo bài viết, ngày 27 tháng 8, Ấn Độ đã phóng một vệ tinh thông tin đa phương tiện, nhằm nâng cao năng lực tác chiến trung tâm mạng của Quân đội Ấn Độ.
Tại Shriharikota, vịnh Bengal, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ đã sử dụng tên lửa đẩy tự sản xuất, phóng vệ tinh GSAT-6 đi vào quỹ đạo.
Quan chức tổ chức này cho biết, tên lửa đẩy đời thứ ba đã sử dụng động cơ nhiệt độ thấp nội địa, sau khi phóng lên, 17 phút đã đưa vệ tinh nặng 2.117 kg này đi vào quỹ đạo dự định ở độ cao khoảng 11 km.
Họ cho biết, tuổi thọ hoạt động của vệ tinh là 9 năm, thông qua dây anten sóng ngắn S rộng 6 m trên vệ tinh và 5 điểm chùm sóng phát ra từ máy phát sóng ngắn C để trợ giúp giọng nói, video và truyền dữ liệu giữa các điện thoại di động.
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6 |
Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ, Kiran Kuma cho biết, đây là dây anten lớn nhất mà họ từng làm, khách hàng chủ yếu của vệ tinh là các quan chức thuộc "giới chiến lược".
Ông Kiran Kuma nói với đài truyền hình New Delhi: "Do đó, họ sẽ nhận được cơ hội rất tốt, có thể sử dụng thiết bị thông tin ở khu vực xa xôi".
Quan chức quân đội nói với báo chí rằng, GSAT-6 sẽ cung cấp "hình ảnh chiến trường theo thời gian thực thông suốt cho lục, hải, không quân, đồng thời đẩy nhanh rõ rệt kết nối giữa bộ cảm biến và các xạ thủ".
Tháng 8 năm 2013, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ sử dụng tên lửa Ariane-5 của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu đã phóng vệ tinh GSAT-7A lên quỹ đạo từ French Guiana, mục đích là nâng cao năng lực nhận biết vùng biển và tác chiến trung tâm mạng của Hải quân Ấn Độ.
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6 |
GSAT-6 là vệ tin thông tin thứ 25 do tổ chức này tự nghiên cứu phát triển, cũng là một phần của kế hoạch lâu dài nâng cao năng lực hệ thống chỉ huy tự động hóa của Quân đội Ấn Độ.
Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ còn dự định phóng hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ để thay thể bộ phát vệ tinh lệ thuộc vào Mỹ (và Nga ở phạm vi nhất định).