Máy bay do thám P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. |
Tân Hoa xã vừa đăng bài viết của Hồ Hiệu Quân, Tào Sơn Đan, Học viện Chỉ huy Lục quân Thạch Gia Trang – Trung Quốc, cho rằng, gần đây, dư luận Hàn Quốc đã có nhiều phản ứng xung quanh vấn đề Hàn Quốc và Nhật Bản muốn ký “Thỏa thuận/Hiệp định chia sẻ tin tức tình báo quân sự”.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Trên thực tế, hợp tác chia sẻ tin tức tình báo quân sự giữa Hàn-Nhật đã bắt đầu được khởi động từ năm 2010, nhưng đã phải gác lại do phản ứng từ nội bộ Hàn Quốc vào lúc đó. Tháng 4/2012, hai nước khởi động lại hoạt động này, đã ký thỏa thuận sơ bộ và bàn bạc ký thỏa thuận chính thức vào ngày 29/6.
Nhưng, ngày 26/6, sau khi Hàn Quốc công bố thông tin này tại Quốc hội, lại gây ra “sóng to gió lớn” ở trong nước, đến ngày 29/6 Chính phủ Hàn Quốc buộc phải tuyên bố trì hoãn ký thỏa thuận này. Đến nay, các mặt đều không có triển vọng tái khởi động sớm.
Thực ra, gác lại yếu tố tình cảm dân tộc, chỉ nhìn vào góc độ quân sự, Hàn Quốc và Nhật Bản một khi có thể tiến hành hợp tác trong lĩnh vực tin tức tình báo quân sự, ít nhất có 3 cái lợi lớn đó là:
Có lợi cho nâng cao tính tổng hợp của nguồn tin tình báo
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Tin tức tình báo quân sự dựa vào nguồn có thể chia làm 3 loại lớn: tin tức tình báo hình ảnh và tín hiệu, tin tức tình báo nghe lén được và tin tức tình báo dùng con người để thu lấy.
Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi nước có ưu thế riêng về nguồn tin tình báo quân sự về CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản giỏi phát huy ưu thế trang bị công nghệ cao, tính năng cao để có được tin tức tình báo, còn Hàn Quốc chú trọng dựa vào ưu thế văn hóa địa phương, sử dụng con người để thu tin tình báo.
Tin tức tình báo hình ảnh chủ yếu thông qua vệ tinh do thám quân sự và máy bay do thám siêu cao để thu lấy. Được biết, vệ tinh do thám tình báo của Nhật Bản có thể tiến hành do thám quân sự liên tục, trong mọi điều kiện thời tiết đối với CHDCND Triều Tiên, độ phân giải gần 1 m.
Bên cạnh đó, ngoài máy bay chống tàu ngầm P-3C nổi tiếng, Nhật Bản còn triển khai máy bay do thám OP-3C có khả năng do thám hình ảnh tương đối cao, máy bay do thám cải tiến RF-4EJ và RF-15J, chuyên dùng để thu tin tức tình báo quân sự về CHDCND Triều Tiên.
Máy bay do thám OP-3C của Nhật Bản. |
Trong khi đó, đến nay, Hàn Quốc vẫn chưa có vệ tinh quân sự, lực lượng do thám trên không cũng chỉ có máy bay săn ngầm P-3C, máy bay do thám chiến lược RC-800XP và máy bay do thám chiến thuật RF-4C, RF-5A.
Do được trang bị tương đối sớm, tính năng tương đối lạc hậu. Vì vậy, nếu Hàn Quốc và Nhật Bản ký kết “Thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo quân sự”, Hàn Quốc có thể cùng Nhật Bản chia sẻ tin tức tình báo thu qua vệ tinh và trên không, từ đó cải thiện rất lớn khả năng thu thập tin tức tình báo trong lĩnh vực công nghệ cao.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Tin tức tình báo nghe lén chủ yếu thu được từ việc nghe lén và phân tích những tín hiệu vô tuyến điện về quân sự của CHDCND Triều Tiên. Hiện nay, trong các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Nhật Bản đều có bộ phận nghe lén riêng, chẳng hạn các bộ phận thông tin của cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản lần lượt được triển khai ở đảo Kyushu và đảo Hokkaido, chủ yếu nhằm hướng CHDCND Triều Tiên.
Ngoài ra, còn có thiết bị nghe lén vô tuyến điện, cơ quan thu thập, phân tích tin tức tình báo điện tử, đều quan tâm chặt chẽ đến tín hiệu vô tuyến điện từ CHDCND Triều Tiên. Lực lượng 3275 thuộc cơ quan tình báo Hàn Quốc chính là lực lượng do thám riêng, phân bố ở các căn cứ như Incheon của Hàn Quốc.
Hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có khả năng do thám độc lập trên phương diện nghe lén tin tức tình báo vô tuyến, vì vậy một khi hai bên tiến hành chia sẻ tin tức tình báo sẽ có thể đạt được hiệu quả 1+1 < 2.
Tình báo con người chủ yếu thông qua sử dụng con người để thu thập tin tức tình báo quân sự. Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ngăn cách nhau bởi tuyến đường ranh giới quân sự 38 vĩ độ Bắc, đều thuộc cùng một dân tộc, sử dụng chữ viết và ngôn ngữ giống nhau, điều này đã đem lại thuận lợi rất lớn cho công tác tình báo con người.
Các phương tiện truyền thông cho biết, các tổ chức tình báo chính trị và quân sự dưới sự quản lý thống nhất của Viện Tình báo Quốc gia Hàn Quốc được tổ chức kín đáo, hệ thống hoàn bị, đội ngũ khổng lồ, kinh phí đầy đủ.
Hàn Quốc rất giỏi sử dụng đặc công của cơ quan tình báo chuyên nghiệp trong các kênh thông tin phi chính thức. Vì vậy, rất nhiều tin tức tình báo không thể thu thập được bởi vệ tinh và thiết bị nghe lén điện tử của Mỹ, đều do đặc công Hàn Quốc xâm nhập ngầm vào CHDCND Triều Tiên lấy được.
Máy bay trinh sát RF-4EJ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. |
Nhật Bản cũng rất coi trọng công tác tình báo con người, năm 2007, Nhật Bản thành lập lực lượng tình báo nước ngoài, biên chế khoảng 600 người, triển khai công tác tình báo con người nhằm vào nước ngoài.
Công tác tình báo con người nhằm vào CHDCND Triều Tiên chủ yếu thông qua Hiệp hội những người CHDCND Triều Tiên tại Nhật Bản, những người làm thương mại và người tị nạn CHDCND Triều Tiên tại Nhật Bản.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Do CHDCND Triều Tiên “bế quan tỏa cảng” lâu dài, người Triều Tiên tại Nhật Bản xa cách nhanh chóng với CHDCND Triều Tiên, thế lực của Hiệp hội những người CHDCND Triều Tiên tại Nhật Bản ngày càng suy yếu, vì vậy Nhật Bản rất khó thu được tin tức tình báo cốt lõi có liên quan đến cấp cao.
Trong khi đó, phần nhiều những người tị nạn CHDCND Triều Tiên là giai cấp tư sản dân tộc, không tiếp xúc nhiều với tầng lớp lãnh đạo, khó thu được những tin tức tình báo quân sự có giá trị. Vì vậy, Hàn Quốc và Nhật Bản nếu tiến hành chia sẻ tin tức tình báo, sẽ khắc phục có hiệu quả điểm yếu trong công tác tình báo con người của Nhật Bản.
Có lợi cho nâng cao tính nhanh chóng của thu thập tin tức tình báo
Tin tức tình báo quân sự có tính thời hiệu (giá trị, hiệu lực về thời gian) rất mạnh, rất nhiều tin tức tình báo như thời gian phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, một số số liệu chính thử nghiệm hạt nhân, nếu không thể thu được trong thời gian đầu, giá trị tin tức tình báo sẽ giảm lớn.
Nếu Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ tin tức tình báo, có thể sẽ kết hợp có hiệu quả ưu thế địa lý của Hàn Quốc với với ưu thế công nghệ của Nhật Bản, nâng cao rất lớn tính nhanh chóng của thu thập tin tức tình báo quân sự đối với CHDCND Triều Tiên.
Nếu có thể tiến hành chia sẻ tin tức tình báo, trước hết có thể giảm hiệu quả khâu truyền tin. Là đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã ký Hiệp định Bảo đảm An ninh chung với Mỹ, vì vậy, các kênh tình báo giữa Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật cơ bản thông suốt.
Máy bay do thám P-3C Hàn Quốc. |
Do giữa Hàn-Nhật không có thỏa thuận hợp tác tình báo tương tự, vì vậy khi Nhật Bản muốn tìm hiểu và nắm được một số tin tức tình báo mà Mỹ-Hàn nắm được, thì phải thông qua con đường “CIA Mỹ đến Phòng Điều tra tình báo nội các Nhật Bản”, hoặc thông qua “CIA đến Phòng Tình báo – Bộ Quốc phòng Nhật Bản” để có được.
Trong tình huống đặc biệt, cũng có thể trực tiếp thông qua bộ phận tình báo hải quân Thái Bình Dương của quân Mỹ truyền tin tức tình báo cho Bộ Tư lệnh hạm đội hoặc Phòng Tình báo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Hàn-Nhật một khi tiến hành chia sẻ tin tức tình báo sẽ có thể đơn giản hóa hiệu quả những khâu này, tăng cường tính thời hiệu (giá trị thời gian) cho việc truyền tin tức tình báo quân sự.
Chia sẻ tin tức tình báo còn có thể phát huy hiệu quả lớn nhất ưu thế công nghệ + địa lý. Nhật Bản rõ ràng có ưu thế về công nghệ quân sự, nhưng Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên rõ ràng có ưu thế về địa lý mà Nhật Bản không thể so sánh. Vì vậy, Hàn Quốc và Nhật Bản nếu tiến hành chia sẻ tin tức tình báo thì có thể phát huy hiệu quả tốt đa ưu thế về công nghệ và địa lý.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Chẳng hạn, tổ chức khai thác năng lượng nguyên tử của Nhật Bản thông qua phân tích sóng địa chấn, lấy mẫu phân tích vật chất hạt nhân trong khí quyển, để phán đoán tình hình cụ thể CHDCND Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân.
Trước đây, Nhật Bản phải đến biển Nhật Bản thu thập lấy mẫu làm số liệu, nếu Hàn Quốc-Nhật Bản tiến hành chia sẻ tin tức tình báo, Nhật Bản có thể sử dụng số liệu lấy mẫu từ thiết bị/máy thăm dò trên mặt đất của Hàn Quốc, trực tiếp tiến hành phân tích, nghiên cứu, độ chính xác sẽ cao hơn.
Ngoài ra, cùng là thành viên đồng minh quân sự, thái độ đối xử của Mỹ đối với Nhật Bản và Hàn Quốc khác nhau lớn. Hợp tác Mỹ-Nhật trong lĩnh vực tình báo quân sự phần nhiều xuất phát từ trao đổi lợi ích, do muốn Mỹ đóng vai trò trong phòng thủ Đông Bắc Á, cho nên Mỹ sẽ cung cấp tin tức tình báo ở mức độ nhất định cho Nhật Bản, nhưng rất có hạn.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Hàn càng giống với hợp tác quân sự, có tin cho biết, Hàn Quốc hiện nay mỗi ngày đều có được các hình ảnh từ vệ tinh do thám KH-12 của Mỹ, tỷ lệ phân giải cao hơn nhiều vệ tinh do thám của Nhật Bản.
Hơn nữa, tiến hành phân tích đối với rất nhiều thông tin bên trong được công khai, có thể thấy, tin tức tình báo quân sự mà Hàn Quốc có được từ Mỹ thường chính xác hơn, kịp thời hơn so với Nhật Bản lấy được từ Mỹ. Vì vậy, một khi Hàn Quốc, Nhật Bản chia sẻ tin tức tình báo, thì đồng nghĩa với việc đã thiết lập cơ chế chia sẻ tin tức tình báo quân sự giữa Mỹ-Nhật-Hàn.
Vệ tinh do thám quang học KH-12 KeyHole 4 của Mỹ. |
Lợi ích lớn thứ ba: Có lợi cho nâng cao độ chính xác trong xác nhận tình báo
Xác nhận tin tức tình báo quân sự thường có 2 con đường: một là dựa vào số liệu do thám bằng thủ đoạn công nghệ để xác nhận; hai là tập hợp, phân tích tin tức tình báo từ nhiều kênh để xác nhận. Nhưng trong thực tiễn, cho dù là quân Mỹ có kỹ thuật tình báo dẫn trước, trong phần lớn tình hình cũng chủ yếu dựa vào con đường thứ hai để xác nhận tin tức tình báo quân sự cốt lõi.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Chẳng hạn, tháng 4/2012, CHDCND Triều Tiên phóng thử vệ tinh, trên thực tế là thử nghiệm tên lửa. Vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ chụp được hình ảnh trong thời gian đầu, nhưng xác nhận tình báo cuối cùng lại là thông qua tin tức tình báo do Hàn Quốc thu thập được, đó là những thông tin về sự thay đổi bất thường của căn cứ quân sự và giá phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Nhật Bản phụ thuộc nghiêm trọng vào quân Mỹ về mặt xác nhận tình báo. Hiện nay, Nhật vẫn chưa có vệ tinh cảnh báo sớm quân sự, vệ tinh do thám tình báo bị hạn chế về tính năng, tỷ lệ phân giải chỉ có thể đạt được trình độ phân giải của vệ tinh thương mại Mỹ, tức khoảng 60-100 cm, đã ảnh hưởng rất lớn đến tính chuẩn xác trong phán đoán tình báo quân sự. Vì vậy, khi Nhật Bản xác nhận tin tức tình báo quan trọng, vẫn phải dựa vào tin tức tình báo của quân Mỹ.
Nhưng, điều khiến Nhật Bản đau đầu là, do Mỹ tính toán từ nhiều nguyên nhân, thường “giấu nghề” truyền tin tức tình báo cần thiết cho Nhật Bản, khiến cho Nhật Bản không thể có được toàn bộ tin tức tình báo cần thiết. Việc chia sẻ tin tức tình báo quân sự Hàn-Nhật có thể giúp Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào Mỹ ở mức độ nhất định.
Thông qua các tổ chức nghiên cứu khoa học và chính sách của chính phủ và tư nhân, đưa ra phán đoán chuyên nghiệp và dự báo có uy tín về vấn đề quân sự của CHDCND Triều Tiên, cũng có lợi cho việc tiến hành xác nhận tin tức tình báo quân sự đã nắm được.
Máy bay do thám RF-4C của Hàn Quốc. |
Các tổ chức nghiên cứu chính phủ tương đối có ảnh hưởng của Hàn Quốc như Viện Nghiên cứu Bảo đảm an ninh-Ngoại giao, Ủy ban Thời đại Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Bảo đảm an ninh-Quốc phòng, Viện Nghiên cứu Thống nhất... có liên hệ chặt chẽ với Chính phủ, hơn nữa có rất nhiều nguồn lực của chính phủ, trực tiếp cung cấp kiến nghị chính sách cho Chính phủ.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Năm 2006, “Đánh giá Kế hoạch Tên lửa của CHDCND Triều Tiên” của Viện Nghiên cứu Bảo đảm an ninh-Ngoại giao đã được quan tâm rộng rãi, được cho là sách giáo khoa “tìm hiểu lực lượng tên lửa của CHDCND Triều Tiên”.
Ngoài ra, một số tổ chức nghiên cứu tư nhân như Đại học Seoul, Đại học Cao Ly (Đại học Hàn Quốc, KRU), Đại học Yonsei đều có lực lượng nghiên cứu các vấn đề quốc tế, ngoại giao, chính trị chuyên nghiệp, đồng thời duy trì trao đổi học thuật lâu dài với Đại học Kim Nhật Thành, Đại học Sư phạm Kim Hyong Jik của CHDCND Triều Tiên, vì vậy, thường có thể thu được những tư liệu nghiên cứu trực tiếp.
Chia sẻ tin tức tình báo quân sự Hàn-Nhật có thể làm cho gián điệp tình báo (điệp viên) phát huy vai trò nổi bật. Những năm gần đây, đối với những thông tin về vấn đề điểm nóng CHDCND Triều Tiên, bất kể là cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, thử tên lửa, sức khỏe của Kim Jong-il hay sự thay thế người kế nhiệm, những thông tin bên trong được Hàn Quốc thu được đều kịp thời và chính xác hơn, đã thể hiện vai trò quan trọng của mạng lưới điệp viên Hàn Quốc.
Theo tài liệu do CHDCND Triều Tiên cho biết, trước năm 1994, Hàn Quốc bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường, đã cử tới CHDCND Triều Tiên tới trên 14.000 điệp viên, những người này thâm nhập vào các tầng lớp của CHDCND Triều Tiên, đã đóng vai trò quan trọng trong thu thập tin tức tình báo quân sự của CHDCND Triều Tiên. Trên phương diện này, Hàn Quốc có ưu thế “bẩm sinh”.
Tóm lại, nếu Hàn-Nhật tiến hành chia sẻ tin tức tình báo quân sự, sẽ đạt được bước nhảy lớn về tính thời hiệu của tin tức tình báo, tính tổng hợp của nguồn tin tình báo và tính chuẩn xác của xác nhận tình báo. Nói chung, Nhật Bản được lợi nhiều hơn.
Nhưng xuất phát từ góc độ tìm kiếm tự chủ quốc phòng, thông qua hợp tác tình báo quân sự với Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước giảm sự phụ thuộc vào tình báo của quân Mỹ, cũng phù hợp với nhu cầu chiến lược quốc gia của Hàn Quốc.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook
Máy bay do thám RF-4C của Hàn Quốc. |