Tờ Tầm nhìn của Nga hôm 14/11 đưa tin cho biết, cuộc tấn công khủng bố tại Paris là một thảm kịch khủng khiếp, nhưng có thể được báo trước. Xã hội Pháp đang bị khủng hoảng sâu sắc và chính phủ Paris gần như đã từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập của mình.
Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Pháp hay máy bay chở khách của Nga ở Ai Cập gần đây là các vụ tấn công trả đũa các chiến dịch tấn công khủng bố tại Syria, tờ báo Nga nhấn mạnh.
Vụ tấn công khủng bố nước Pháp xảy ra vào thời điểm Paris bắt đầu tham gia chiến dịch không kích khủng bố ở Syria, ngay trước khi Nga bắt đầu chiến dịch của mình.
Pháp có vai trò rất quan trọng tại Syria và lợi ích ở cả khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, mặc dù tham gia chiến dịch IS muộn, nhưng Pháp lại đang trở thành mục tiêu chính của những kẻ khủng bố IS ở châu Âu.
Nguyên do của tình trạng này là do Pháp đang ở trạng thái dễ bị tổn thương, một mục tiêu thuận lợi cho những kẻ khủng bố.
Thứ nhất, Pháp có cộng đồng người Hồi giáo khá đông và nhiều người trong số này vẫn không thể hòa nhập vào xã hội Pháp.
Thứ hai, những thanh niên người Hồi giáo tại Pháp không xác định được lợi ích quốc gia rõ ràng. Điều này thúc đẩy họ gia nhập IS, ra nước ngoài chiến đấu cho IS và tham gia vào các hoạt động khủng bố của IS tại Pháp.
Thứ ba, chính sách đối ngoại của Pháp đang mất đi chính sách đối ngoại độc lập của mình, vai trò độc lập trong địa chính trị, bản sắc dân tộc của mình.
Dưới áp lực của đa văn hóa, khoan dung, toàn cầu hóa, cơ hội để bảo vệ lợi ích và giá trị cơ bản bị tước đi, khủng hoảng đạo đức và tư tưởng bùng phát.
Trong chính sách đối ngoại, Paris cũng đã mất đi sự tự chủ, phù thuộc lớn vào đồng minh Mỹ.
Phải làm gì với hàng triệu người di cư và để không bị đồng hóa bởi những người Hồi giáo cũng là một câu hỏi lớn mà Pháp đang phải đối mặt.
Trong một bình luận độc lập, tờ Sputnik dẫn lời Dimitri de Kochko, Chủ tịch Hiệp hội Pháp-Ural cũng cho rằng sự yếu kém của chính phủ Paris hiện nay là nguyên do chính dẫn tới các vụ tấn công khủng bố hôm 13/11.
"Về mặt chính trị, Pháp thực sự đang ở thế yếu...", ông nói.
Theo ông, cách duy nhất cho Pháp để trở thành một quốc gia hùng mạnh là cố gắng theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập./.