Bán cá chết coi chừng đi tù

25/04/2016 10:48
LUẬT SƯ TRƯƠNG ANH TÚ
(GDVN) - Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện tượng cá chết hàng loạt tại dải bờ biển chạy qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, không chỉ để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường mà có nguy cơ gây ra ngộ độc cho hàng loạt bà con nhân dân trong khu vực nếu không hiểu biết pháp luật.

Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, độ PH trong nước biển tăng cao, trong khi hàm lượng ôxy lại thấp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt ôxy. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết.

Tiếp đó, 23/4, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PT NT Vũ Văn Tám nhận định, khả năng cá chết nhiều là do độc tố trong môi trường nước.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chuyên môn vẫn chưa xác định được đó là độc tố gì.

Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).

Việc chúng ta cần ngay trong lúc này là các biện pháp tuyên truyền khẩn cấp, rõ ràng đến tận các địa phương nơi xảy ra ô nhiễm để khuyến cáo đến các tổ chức cá nhân không vì mục đích lợi nhuận mà đưa các sản phẩm cá chết do ô nhiễm này ra thị trường tiêu thụ và người dân cần hạn chế sử dụng các loại cá này để chế biến thức ăn.

Bởi đây là sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ nhiễm độc cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dùng.

Bà con nhân dân cần biết rằng việc cung cấp, buôn bán vận chuyển những hải sản này là một hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5, Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Cụ thể: Phạt tiền từ 70.000.000 (bảy mươi triệu đồng đến 100.000.000 (một trăm triệu đồng) đối với hành vi

Bán cá chết coi chừng đi tù ảnh 2

Khuyên dân cứ ăn cá, tắm biển là không có kỹ năng sống, kém kiến thức khoa học

“Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm” được quy định tại điều 5 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Ngoài ra người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do hành vi vi phạm gây ra như chi phí y tế, bồi dưỡng hồi phục, tổn thất tinh thần… thậm chí cả mai tang phí nếu có người bị thiệt mạng.

Không chỉ có vậy, người vi phạm rất có thể sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” theo quy định tại điều 224 Bộ luật hình sự.

Để ngăn chặn tốt nhất nguồn thực phẩm bẩn này có thể bị các đối tượng gian thương cấp đông, lưu giữ dài ngày để đem đi tiêu thụ ở những tỉnh xa như miền Nam, miền Bắc, chúng ta cần lập ngay các chốt kiểm dịch tại các tỉnh này, nhất là hai đầu Bắc - Nam của vùng ô nhiễm là Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, theo tôi các địa phương nơi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nên chủ động tiến hành thu gom hải sản chết để tiến hành chôn lấp, tiêu hủy nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm  năm.

2.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến  mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công  việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

LUẬT SƯ TRƯƠNG ANH TÚ