Máy bay chiến đấu MiG-29K của Hải quân Ấn Độ |
Ngày 16/5, tờ tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ cho biết, khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đi vào hoạt động, Ấn Độ - một khác quốc gia ngày càng trỗi dậy khác của châu Á lại tiến hành nâng cấp trang bị của phi công tàu sân bay - đầu tuần vừa qua đã biên chế 16 máy bay chiến đấu MiG-29K và 4 máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-29KUB.
Máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K là phiên bản cải tiến nâng cấp của máy bay chiến đấu MiG-29, chuyên dùng cho tàu sân bay, không chỉ có tốc độ nhanh hơn máy bay Sea Harrier, lượng tải đạn cũng lớn hơn, có thể mang theo nhiều vũ khí hơn và phát động tấn công máy bay và tàu chiến đối phương.
Nữ phi công lái Mig-29 của Ấn Độ |
Trang bị máy bay hải quân MiG-29K là tàu sân bay mới nhất Đô đốc Gorshkov (đã đổi tên là Vikramaditya) của Hải quân Ấn Độ. Sau khi Nga tiến hành cải tạo, chiếc tàu sân bay này sẽ nhanh chóng bàn giao cho Hải quân Ấn Độ. Thời gian bàn giao tàu sân bay Vikramaditya dự kiến sẽ được tiến hành trong năm nay.
Theo tờ "Chính sách ngoại giao", trước đây có tin cho biết Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất 2 tàu sân bay nội địa và sẽ biên chế trong 10 năm tới. Trong khi đó tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên Vikrant sẽ biên chế vào năm 2015, đến lúc đó Ấn Độ sẽ bố trí một phi đội máy bay hải quân MiG-29K cho nó. Cứ như thế, Trung Quốc sẽ không còn là một quốc gia duy nhất ở châu Á xây dựng lực lượng tàu sân bay.
Bài báo cho rằng, điều đáng nói là, Ấn Độ có ưu thế trước Trung Quốc về mặt thao tác tàu sân bay - Ấn Độ có lịch sử hơn 50 năm thao tác máy bay hải quân. Muốn học được làm thế nào để cất/hạ cánh ở "đường băng" trên biển nhỏ hơn, có thể phải mất thời gian vài chục năm.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-29KUB trượt trên đường băng chuẩn bị cất cánh. |
Thể tích của máy bay hải quân MiG-29K và MiG-29KUB mà Ấn Độ nhập khẩu lớn hơn máy bay Sea Harrier, hơn nữa không thể tiến hành hạ cánh thẳng đứng đơn giản trên đường băng như máy bay Sea Harrier.
Điều này có nghĩa là, các phi công của Hải quân Ấn Độ buộc phải tiếp tục học lại một trong những kỹ thuật phức tạp nhất về hàng không.