Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |
Ngày 5 tháng 9, trang mạng "Strategy Page" Mỹ đưa tin, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ hai J-31 Cốt Ưng được Trung Quốc nỗ lực nghiên cứu phát triển trong 1 năm qua có ngoại hình tương tự máy bay F-22 của Mỹ, nhỏ hơn máy bay J-20 một chút.
Đến nay, J-31 có một phần đặc tính của F-35, "điều này chẳng khác nào J-20 sao chép F-22 trước đây". Tháng 10 năm 2012, máy bay J-31 lần đầu tiên bay thử và đã phô diễn 2 chiếc máy bay mẫu, nhà thiết kế của máy bay này cho rằng J-31 có thể trở thành máy bay trang bị cho tàu chiến (máy bay hải quân).
So bề ngoài với máy bay F-35, ưu thế của J-31 ở chỗ sở hữu 2 động cơ và có thể mang theo nhiều vũ khí hơn. Có phân tích chỉ ra, loại máy bay này sẽ thay thế cho J-20.
Theo bài báo, từ sau khi J-20 bay thử lần đầu tiên vào năm 2011, Trung Quốc mỗi năm sẽ cho ra đời nhiều loại máy bay chiến đấu hơn. Đến nay ít nhất có 2 chiếc máy bay mẫu J-20 và máy bay mới được cải tiến nhiều lần và xuất hiện, trọng lượng tối đa dự đoán là 36 tấn.
Trong khi đó, bề ngoài của J-20 giống với F-22 của Mỹ hơn. Hình dáng tổng thể, trọng lượng và công suất động cơ của nó càng gần với F-15C của Mỹ. Ngoài ra, diện tích cánh máy bay J-20 cơ bản giống với F-15C, nhỏ hơn 22% so với F-22. Hơn nữa, công suất động cơ của J-20 giống với F-15C, nhưng công suất của F-22 cao hơn nó 65% trở lên.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Mỹ |
Khi đốt thêm nhiên liệu phụ trội, J-20 có tính năng được truyền thông TQ khoe khoang là "nhỉnh hơn" F-15C, "ngang ngửa" với F-22!. Nhưng, do đốt nhiên liệu phụ trội tiêu hao nhiên liệu khá cao, thời gian sử dụng thường không quá vài phút.
Ngoài ra, máy bay mẫu J-20 mới có thể tuần tra siêu âm, trở thành một loại máy bay chiến đấu tiếp theo có thể tiến hành tuần tra siêu âm, kế tiếp sau F-22, máy bay chiến đấu châu Âu và Gripen.
Báo Mỹ tiết lộ, tuy máy bay chiến đấu J-20 có tính năng tàng hình nhất định, nhưng tính năng tàng hình điện tử của nó chủ yếu đến từ vật liệu đặc biệt ở bề mặt của máy bay chiến đấu, trên thực tế J-20 vẫn sẽ xuất hiện trên màn hình radar hiện nay.
Vì vậy, J-20 chỉ có thể làm một máy bay chiến đấu mang tính quá độ, chứ sẽ không được sản xuất quy mô lớn như một máy bay mẫu của máy bay mới, song nó vẫn được coi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm cùng với F-22, F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.
Ngoài ra, căn cứ vào quy hoạch phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc gần đây, J-20 còn lâu mới được đưa vào sản xuất. Có phân tích cho rằng, nếu những nỗ lực phát triển J-20 thất bại, J-31 sẽ trở thành loại máy bay thay thế.
Đầu máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc |
Bài viết cho rằng, tuy máy bay chiến đấu J-20 có tính năng nổi trội, nhưng nó cần có thiết bị điện tử như F-35 và F-22 (gồm radar và hệ thống phòng thủ) để phát huy hiệu quả của nó. Đến nay, Trung Quốc còn chưa có máy bay chiến đấu đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực này, nhưng khoảng cách đang từng bước được TQ cố gắng thu hẹp,
Sự phát triển của J-31 tiếp tục đã chứng minh Quân đội Trung Quốc có tham vọng tăng cường trang bị công nghệ cao. Đến nay, Trung Quốc có nhu cầu cấp bách phát triển công nghệ quân sự tiên tiến và tìm cách tránh vấp phải những sai lầm trước đây của Nga trên phương diện này.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ |
Đầu máy bay chiến đấu F-35 Mỹ |
Máy bay chiến đấu F-15C Mỹ |
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc |