Tên lủa không đối không cự ly trung bình SD-10A Trung Quốc |
Ngày 16 tháng 9, đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" đăng bài viết "Trung Quốc tận dụng công nghệ Nga chế tạo hệ thống phòng không mới". Theo tiết lộ của tạp chí "Tri thức binh khí", Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm vũ khí mới - hệ thống phòng không SD-10A, phiên bản nâng cấp của tên lửa phòng không PL-12.
Chuyên gia Vasilii Cashin, Viện nghiên cứu phân tích chiến lược và công nghệ Nga chỉ ra, PL-12 là tên lửa dẫn đường radar tiên tiến của Trung Quốc sử dụng rất nhiều bộ kiện Nga, có sự tham gia chế tạo của các kỹ sư Nga.
Dẫn đường radar có nghĩa là, tên lửa có năng lực "đã phóng rồi thì không cần điều khiển nữa", không cần trạm radar chỉ thị mục tiêu, mà radar lắp trên thân tên lửa có thể tìm được mục tiêu.
Bài viết cho rằng, so với hệ thống HQ-16, hệ thống tên lửa phòng không này sẽ là hệ thống phòng không thế hệ hoàn toàn mới.
Về khái niệm, hệ thống SD-10A cơ bản khác với hệ thống S-350 và Aster-30 lắp tên lửa phòng không chuyên dụng và tương đối hoàn thiện. Nguyên mẫu giống hơn là hệ thống phòng không NASAMS của Na Uy được bắt đầu trang bị và sử dụng vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
Tên lửa phòng không SD-1 Trung Quốc |
Về tính năng, chúng tương tự P-77 của Nga và PL-12 của Trung Quốc. Tầm phóng của phiên bản nâng cấp NASAMSII mới đạt 25 km, còn tên lửa hàng không AIM-120S nếu được phóng từ máy bay thì tầm phóng trên 100 km. Người Trung Quốc từng có ý định thông qua nâng cấp tên lửa và lắp ráp thiết bị hỗ trợ khởi động để giải quyết vấn đề này, nhưng điều này hoàn toàn không thể giải quyết căn bản vấn đề tầm phóng ngắn.
Đạn PL-12 nặng chỉ 180 kg, trong khi đó trọng lượng của tên lửa phòng không thuộc hệ thống Aster-30 đạt 450 kg. Rõ ràng, để chế tạo hệ thống phòng không đạt tính năng của Aster-30, người Trung Quốc cũng cần có tên lửa hoàn toàn mới.
Tên lửa phòng không có rất nhiều hạn chế do những nhà nghiên cứu chế tạo luôn tìm cách giảm trọng lượng của chúng. Cường độ bộ phận đầu đạn của chúng tương đối nhỏ, ngoài ra, thời gian bảo tồn của chúng thường ngắn hơn tên lửa phòng không.
Cuối cùng, giá cả của tên lửa có hệ thống dẫn đường radar tiên tiến thường đắt hơn rất nhiều so với tên lửa của hệ thống dẫn đường radar nửa tiên tiến. Chính là do yếu tố kinh tế, Mỹ đã chấm dứt kế hoạch tiến hành chế tạo hệ thống phòng không lắp tên lửa AIM-120.
Có thể suy đoán, hệ thống phòng không mới SD-10A của Trung Quốc không phải là dùng để thay thế HQ-16A đang sản xuất hiện nay, mà chủ yếu dùng để xuất khẩu. Nếu hệ thống này không đưa vào trang bị cho Quân đội Trung Quốc trong tương lai, thì rất có thể nó sẽ dùng để giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt.
Hệ thống phòng không S-350 do Nga sản xuất |